Sản xuất thanh long VietGAP: Quyết tâm thực hiện trong thế khó

24/07/2025 Lượt xem: 2398

Tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 25.800 ha thanh long, sản lượng thu hoạch đạt 560.000 tấn/năm. Trong đó, đến thời điểm này toàn tỉnh có hơn 9.235 ha được chứng nhận VietGAP. Điều đáng chú ý, trong năm 2025 mục tiêu đặt ra của tỉnh là 11.000 ha được chứng nhận VietGAP nên đòi hỏi sự quyết tâm cao của ngành nông nghiệp tỉnh và từng địa phương.

Gặp khó trong triển khai

Thời điểm này, vùng trồng thanh long của tỉnh đang vào vụ mùa, trái thanh long ra trái rộ nên giá bán ở mức từ 6.000 – 12.000 đồng/kg (tùy loại). Một số hộ trồng thanh long ở xã Hàm Liêm cho biết, lâu nay do thị trường thanh long lên xuống thất thường, bán cho thương lái nhưng không phân biệt thanh long sản xuất sạch hay sản xuất thường. Cộng thêm thời tiết ảnh hưởng đến năng suất, nên đã “lơ là” sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong nửa đầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ sở đến hạn phải thực hiện chứng nhận VietGAP lại. Tuy nhiên các cơ sở này đã không thực hiện đăng ký chứng nhận. Vì thế mã số chứng nhận VietGAP của các cơ sở này không còn hiệu lực. Ngoài ra, Trung tâm cũng không thực hiện đánh giá cấp chứng nhận, do không có cơ sở đăng ký.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, tính đến cuối tháng 6/2025, Trung tâm đã thực hiện giám sát 27 cơ sở/882,196 ha. Diện tích thanh long VietGAP của tỉnh hiện có hơn 9.236 ha. Trong khi đó, UBND tỉnh Bình Thuận (cũ) vừa phê duyệt Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2025 trên địa bàn tỉnh là 11.000 ha. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành nông nghiệp và các địa phương, nông dân trồng thanh long.

Nâng cao chất lượng nông sản

Không khó để hiểu được mục tiêu đặt ra của tỉnh phải đạt được 11.000 ha thanh long VietGAP. Bởi đây là giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ cho yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nội dung Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2025 được thực hiện tại các xã, phường có trồng thanh long trên địa bàn tỉnh. Đối tượng triển khai là các tổ hợp tác, nhóm liên kết trồng thanh long, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân trồng thanh long.

HTX thanh long sạch Hòa Lệ (thôn Nà Bồi, xã Hàm Thuận) đang duy trì 10 ha thanh long GlobalGAP và 32ha thanh long VietGAP. Ông Đỗ Thanh Hiệp – Giám đốc HTX này cho biết: Mục đích chung của HTX là bảo vệ thương hiệu thanh long của tỉnh, dù khó khăn hiện nay là giá thành thanh long VietGAP so với thanh long sản xuất thường không có chứng nhận vẫn không khác biệt. Tuy nhiên, HTX đang có thêm những kênh bán hàng cho một số thị trường khó tính, giá ổn định cho thanh long GlobalGAP. Mặt khác, sản xuất sạch, an toàn là xu hướng tất yếu để giữ vùng nguyên liệu sạch cho thương hiệu và đầu vào cho các sản phẩm chế biến từ thanh long của HTX.

Theo kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong tháng 7 và những tháng cuối năm 2025, đơn vị sẽ tổ chức giám sát đối với các cơ sở còn hạn chứng nhận VietGAP theo quy định. Đồng thời, tuyên truyền giúp bà con hiểu tầm quan trọng của việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân sản xuất… Mặt khác, trong bối cảnh tại một số địa phương, cán bộ nông nghiệp cũ bị thay thế sau khi các xã mới đi vào hoạt động, cán bộ mới chưa thể nắm bắt kịp thời thực trạng sản xuất thanh long cũng như kiến thức về quy trình VietGAP. Do vậy, Trung tâm đã có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu cho xã mới sau khi bỏ cấp huyện và sáp nhập xã. Bên cạnh đó lên kế hoạch làm việc với từng địa phương để thực hiện công tác kiểm tra duy trì và tư vấn cho các cơ sở tham gia thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quyết tâm thực hiện trong thế khó.

Nguồn: Báo Lâm Đồng.

 

Tags:

Bài viết khác

Lúa lép ở Bắc Trung bộ: Nguyên nhân và góc nhìn khoa học

Vụ xuân 2025, một vụ vừa gối đầu giữa kết thúc chu kỳ Elnino, bắt đầu pha chuyển tiếp Enso để sang Lanina, đây là giai đoạn mà nhiều chỉ số khí hậu biến động và khó lường. Dự báo trung hạn và dự báo mùa từ Cục Khí tượng thủy văn về hình thế thời tiết chung của vụ này được tóm tắt: Không khí lạnh hoạt động mạnh từ tháng 12 năm 2024 đến tháng 2 năm 2025, rét đậm, rét hại tương đương trung bình nhiều năm, và tập trung cuối tháng 12 đến tháng 2, dự báo tháng 2 - tháng 4/2025 với trạng thái Lanina yếu. Nhiệt độ trung bình (NĐTB) trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng tháng 3/2025 có khả năng cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với TBNN cùng thời kỳ. Lượng mưa: tháng 02/2025, tổng lượng mưa ở khu vực Bắc Trung bộ phổ biến 20-50mm; tháng 4/2025, mức phổ biến 40-80mm (xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ).

Lợi ích của bã đậu nành đối với đất nông nghiệp

Bã đậu nành là phế phẩm từ quá trình sản xuất sữa đậu nành, đậu hũ hoặc các sản phẩm từ đậu nành khác. Tuy là phụ phẩm nhưng bã đậu nành lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất có ích trong việc chăm sóc cây trồng. Trong nông nghiệp, bã đậu nành được xem là một loại phân bón hữu cơ giàu giá trị, mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho đất và cây trồng.

TBR97 - giống lúa chinh phục đất khó

Tham quan cánh đồng trồng giống lúa TBR97, gần 50 nông dân huyện Hoài Ân ngỡ ngàng trước thảm lúa bằng phẳng, sạch bệnh, trong khi những thửa ruộng bên cạnh bị ngã rạp do những cơn mưa trái mùa. Những lão nông dạn dày kinh nghiệm trong sản xuất lúa không ngừng trầm trồ: “Công nhận giống TBR97 cứng cây, chống đổ ngã ghê thiệt”.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

Ruồi vàng là loài côn trùng gây hại rất lớn đối với các loại trái cây, đặc biệt là cây bưởi. Ruồi vàng đục vào trái, gây thối trái và làm giảm chất lượng nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và lợi nhuận của nông dân. Nhận thấy những hạn chế trên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương đã triển khai đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoT để giám sát và phòng trừ ruồi vàng. Trong đó, HTX nông nghiệp Đồng Thuận Phát là đơn vị thí điểm ứng dụng công nghệ này.

Phú Yên thất thu vụ lúa Đông Xuân

Hiện nông dân tỉnh Phú Yên đang thu hoạch rộ lúa đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm, song kém vui vì năng suất, giá bán lúa đều không như kỳ vọng. Những ngày này, nông dân Phú Yên đang thu hoạch rộ lúa đông xuân Không như những vụ trước, vụ này nông dân kém vui vì năng suất thấp, giá bán cũng giảm.

TOP 9 PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NĂM 2025

Phân bón hữu cơ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như: phân gia súc, rác hữu cơ, xác bã thực vật, than bùn, hoặc các chất thải nông nghiệp được ủ hoai mục. Không giống như phân bón hóa học, phân hữu cơ không chứa các chất tổng hợp gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

An toàn

Hiệu quả

Tăng Năng suất

messenger