Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch ca cao

20/12/2023 Lượt xem: 2536

PHỤ LỤC 11. Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch ca cao:

a) Trồng cây ca cao:

- Mật độ: 1000 cây/ha (trồng thuần), 500 cây/ha (trồng xen canh với điều, sầu riêng). Tùy mục đích của chủ vườn mà mật độ có thể thay đổi.

- Đào hố kích cỡ 0,5 m x 0,5 m x 0,5 m trước khi trồng ít nhất 2 tuần để phơi ải và bón 500 g Vôi công nghiệp/hố

+ Phun thuốc: Imidaclopric, Lenfos, Maxfos để phòng trị mối.

Bón lót 05 kg Phân bón hữu cơ Vi Sinh Khang Nông Organic/1 hố và lấp đất đầy hố trước khi trồng.

Cây ca cao không chịu được nước đọng, do vậy không nên trồng âm như cây cà phê, mà chỉ trồng ngang bằng mặt đất. Khi trồng móc hố sâu khoảng 30cm, dùng dao rạch túi bầu PE, đặt bầu cây ca cao giữa hố và mặt bầu ngang với mặt đất, lấp đất xung quanh và dùng tay ấn nhẹ, tránh làm vỡ bầu, cắm cọc để giữ cây đứng thẳng.

b) Tưới nước cho cây ca cao:

- Cây ca cao rất nhạy cảm với hạn hán, việc tưới tiêu trong vườn rất cần thiết.

- Mùa hè. cây trồng cần phải tưới nước hằng tuần.

- Nhu cầu lượng nước tưới theo từng giai đoạn phát triển của cây như sau:

+ Năm thứ nhất: 3-5 lít/cây/ngày.

+ Năm thứ hai: 10 lít/cây/ngày.

+ Năm thứ ba trở đi: 20-25 lít/cây/ngày

 

c) Tỉa cành:

* Tỉa tạo hình: Nhằm tạo cho cấy có cành vươn đều các hướng; thân cành có chiều cao và độ nghiên hợp lý để dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch.

- Khi cành cao 50-60 cm, bấm bỏ ngọn để kích thích chồi nách (cành cấp 1) phát triển.

- Giữ lại 3-5 chồi (cành cấp 1) có hướng mọc thẳng nghiên và phân bố đều các hướng.

- Khi cành cấp 1 mọc dài thêm 50 cm, bấm ngọn để kích thích sự phát triển cành cấp 2.

- Bỏ những cành cấp 2 đâm ngang, mọc hướng xuống đất cản lối đi. giữ lại các cành cấp 2 mọc hướng lên trên để hình thành bộ khung của tán lá.

- Nhiều cành lá phát triển tiếp tục từ bộ khung này để hình thành tán lá cho thời kỳ kinh doanh.

- Khi cây chưa khép tán. không nên tỉa cành tăm trong giai đoạn này. Cần giữ tán cây có lá nhiều và dày để che thân và quang tổng hợp.

- Giữ chiều cao tán lá 3,5 m.

- Không để 2 cây gần nhau giao tán.

Tỉa tạo hình là nội dung chủ yếu thực hiện trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (trồng đến giáp tán)

* Tỉa thời kỳ kinh doanh: Nhằm tạo được tán cây càng nhiều lá càng tốt với điều kiện lá phải nhận được ánh sáng mặt trời. Tạo tán lá nhiều tầng, thông thoáng, cành phân đều các hướng.

- Cần tỉa cành quanh năm, nên tỉa nhiều và nặng vào cuối mùa khô đầu mùa mưa.

- Tỉa bỏ các cành lá bị che khuất không nhận được ánh sáng. Giữ các chồi, cành mọc thẳng đứng.

- Điều chỉnh các cành lấp các khoảng trống (nếu có) trong tán cây

- Cắt bỏ những cành vượt quá chiều cao 3,5m.

- Cắt ngắn cành ngang để không cho tán lá 2 cây gần nhau chồng/ giáp tán.

- Hằng năm trước mùa mưa. nên cắt thấp những cành mọc cao khỏi tán lá. Không nên cắt nhiều loại cành này trong một lần vì sẽ tạo lổ hổng lớn trong tán cây. Diện tích lá giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
       d) Quy trình bón phân cho cây ca cao: (mật độ trồng tối đa 1000 cây/ha)

 

Vôi công nghiệp

Phân hữu cơ vi sinh KN Organic

NPK Khang Nông

 20-20-15

NPK nuôi trái Khang Nông

10-5-22

Bón lót

500 g/hố

5 kg/hố

 

 

Bón thúc năm 1

 

 

400g/cây/năm (bón 4-6 lần)

 

Bón thúc năm 2-3

 

5kg/cây bón đầu mùa mưa

600-800 g/cây/năm (bón từ 4-6 lần)

 

Bón giai đoạn kinh doanh

 

5kg/cây bón đầu mùa mưa

300 g/cây/lần bón đầu mùa mưa

1000 – 1500g/cây/ năm (bón 3-4 lần)

 

 

Phân Bón Hổn Hợp NPK Khang Nông 20-0-10 Phân Bón NPK Khang Nông 20 - 20 - 0 + TE
Phân Bón NPK Cao Cấp Khang Nông 10-5-22+MgO+TE Phân Bón NPK Khang Nông 16 - 16 - 8 + 13S TE

+ Sử dụng phân bón hòa tan qua hệ thống  tưới nhỏ giọt:

Tương đương với lượng phân đã tính (kg) thương phẩm:

Lượng Urê (46%)

MAP (15%)

Kali trắng (K2SO4 50%)

136

140

388

Hỗn hợp trên ta có lượng phân 665 kg cho 1 hecta/năm.

Cách bón: Trộn đều hỗn hợp phân bón hòa tan vào nước. khuấy đều cho vào hệ thống hút phân đi theo đường ống tưới.

Thời gian bón: với lượng phân 665 kg ta chia nhỏ  nón cho 12 tháng mỗi tháng bón 3 lần (cách nhau 10 ngày), tương đương 18.5kg/lần bón (8.5gam/gốc/lần).

Lưu ý cần bổ sung Nitrabor (0.2kg/gốc/năm), vôi (0.5kg/gốc/năm) bón vào đầu mùa mưa, phân bón vi lượng 2-4 lần/năm khi cây có nhiều trái non.

e) Triệu chứng thiếu phân bón trên lá cây ca cao:

- Thiếu đạm: Phần giữa thân lá bị vàng hay tái; gân lá có màu đậm hơn, nhưng tái khi bị thiếu nhiều. lá nhỏ lại.

- Thiếu Mangan: Úa vàng giữa các gân của lá nom. đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm úa vàng và hoại tử ở vùng giữa các gân lá. Xuất hiện những vùng hơi xám phần gốc các lá non hơn và trở thành vàng nhạt đến vàng da cam.

f) Sâu hại trên ca cao:

- Mối: Phá hoại chủ yếu cây con nhỏ. vườn mới trồng làm chết cây; triệu chứng là cây bị héo lá vàng dần  từ từ cây chết; cách phòng trừ: trước khi trồng nên phun kỹ quanh và đáy hố, phun ước đều bề mặt sau khi trồng cây, một số loại thước có thể sử dụng: Fipronil. Lenfos. Chlorpyrios.…

- Rệp sáp: Chủ yếu gây hại trên lá và chồi non. hút nhựa làm trái héo đi. chồi non không phát triển. Triệu chứng của đó là rệp bám dính dầy trên trái và chồi. màu trắng dễ nhận biết. phát triển mạnh vào mùa khô. Cách phòng trừ là có thể sử dụng các thuốc gốc Chlorpyriflos (Maxfos 50 EC. lóban) Dimethoate (Bi 58). Methidathion (Supracde. Suprathion). Fipronil (Regent).…

- Câu cấu: Có tác hại phá hoại trên chồi non làm lá tổn thương. cây chậm phát triển lá mất khả năng quang hợp. Triệu chứng là rách lá. chồi non bị hư. Cách phòng trừ là trồng cây dẫn dụ như dâm bụt. sử dụng thuốc trừ bọ cánh cứng gốc Phenthoate.…

- Bọ cánh cứng: Gây hại trên lá non, lá già. Lá mất khả năng quang hợp, cây chậm lớn thời kì kiến thiết cơ bản. Triệu chứng làm cho lá mất phần thịt lá, chỉ còn gân lá. Cách phòng trừ là trồng cây che bóng ngắn ngày ở giai đoạn cây con. Tưới  quanh gốc sử dụng thuốc có gốc: Dimethoat.…

- Sâu đục thân: Gây chết cành. chết cây. năng suất cây giảm. Triệu chứng đó là cành bị héo. mạt cưa rơi quanh gốc. thân cành có lỗ nhỏ. Cách phòng trừ là thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm. Cắt bỏ cành bị sâu đục và diệt sâu trong cành. bơm thuốc có xong hơi xông mạnh vào lổ đục và dùng đất mềm hoặc nilong bịt lại.

- Sâu đục vỏ: Tác hại là làm hư quả. năng suất giảm. dễ bị bệnh thối quả. Triệu chứng đó là phân và mạt đục màu đen xuất hiện trên quả. Cách phòng trừ cắt trái. thu gom quả hư đem tiêu huỷ. phun các loại thuốc có gốc: Acbametin.…

- Bọ xít muỗi: Làm khô chồi non/ lá. khô quả non. quả bị biến dạng dễ bị mầm bệnh xâm nhập. cây chậm lớn kém phát triển. Năng suất cây giảm. Triệu chứng là xuất hiện vết thâm đen đốm đốm trên trái. chồi nếu cây bị nặng thì tái bị nứt. chồi non héo khô. Phòng trừ là thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm. tỉa cành thông thoáng giảm bớt chổ ẩn nấu của bọ xít. Sử dụng thuốc có gốc Dimethoat. α-Thiamethoxam. Sử dụng thiên địch để diệt bọ xít như kiến đen. kiến vàng.

- Chuột sóc: Có tác hại ăn hư quả ca cao. giảm năng suất. Triệu chứng là khoét lổ moi hạt. Phòng trừ bằng cách đặt bẫy. đặt bả. Trộn thuốc diệt chuột với tinh dầu chuối hoặc vani rồi đem treo lên cây.

g) Bệnh hại chính trên cây ca cao:

- Bệnh do nấm Phytophythora palmivora: gây tác hại là thối quả. cháy lá làm chết cây con. loét thân làm cho cây yếu nặng thì cây sẽ chết. Điều kiện phát triển và lây lan mầm bệnh đó là độ ẩm trong vườn cao. nhiệt độ thay đổi đột ngột. côn trùng mới chuyển mầm bệnh. Triệu chứng của bệnh là thối quả đốm đen xuất hiện ở cuôns hoặc đầu quả. vết đen lây lan nhanh đến khi đen toàn quả. Trên thân lá bắt đầu vàng. thân có màu sậm hơn xung quanh. bệnh cách mặt đất thường 75cm. Lá bị thối nhũn. thường bắt đầu từ chóp lá. Cách phòng trừ đó là thăm vườn thường xuyên. phát hiện sớm. vệ sinh vườn cây. tỉa cành thông thoáng. Cắt trái thối. chặt thanh khô. lá bệnh đem tiêu huỷ. phá bỏ đường mối hoặc kiến. Cây bệnh nhẹ có thể dùng đồng đỏ để quét chổ bị bệnh. nặng thì dùng thuốc Agrifos 400 chích vào thân cây. tỷ lệ nước: thuốc (10ml:10ml cây nhỏ. 15ml:15ml cây lớn) tuỳ tuổi cây mà ta dùng lượng thuốc phù hợp.

h) Bệnh nấm hồng: Tác hại làm chết cành. chết cây. Triệu chứng là các vết bệnh lúc đầu trên thân có lớp mốc trắng sau chuyển màu hồng. lá trên cây bắt vàng và sau đó bắt đầu khô dần. Phòng trừ là thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm. tỉa cành thông thoáng. cắt bỏ những cành mang bệnh đem tiêu huỷ. Phun thuốc có gốc Hexaconazonla. Maxaconazonle. Manconazonle. Mancozed. Propiconazole.

j) Bệnh khô thân: Tác hại thân cành khô. chết cây và giảm năng suất. Triệu chứng là nấm xâm nhập vào lớp tế bào dưới biểu bì tạo thành những vết sậm màu. Vỏ thân bị khô từng mảng. nếu bị nặng cây sinh trưởng kém. lá vàng và rụng. cây ít hoặc không có lá non. Cách phòng trừ là tưới nước. bón phân đầy đủ cho cây. tăng bóng cche cho những cây bị bệnh. Phun thuốc có gốc đồng: Coc 85. Norhield.…

k) Bệnh vệt sọc đen: Tác hại lá vàng. cây còi cọc. chậm phát triển. giảm năng suất. Triệu chứng có một hoặc nhiều lá nằm phía trong đợt lá cuối cùng có màu vàng với những đốm xanh. thân sần sùi. có những sọc đen trên mô gỗ khi chẻ dọc cành nhiễm bệnh. bệnh phát triển mạnh cây sẽ chết. Cách phòng trừ là thăm vườn thường xuyên. tỉa bỏ cành bệnh. dùng thuốc có gốc Azoxystrobin. Difenoconazole.

Tags:

Bài viết khác

Quy trình bón phân cho cây thanh long

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng năng suất, chất lượng của trái thanh long.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây

Là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Brazil và được trồng ở các nước có khí hậu ẩm như: Srilanca và một số nước ở Châu Mỹ. Qua khảo nghiệm, hiện nay cây Chanh dây thích hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới.

Quy trình bón phân hữu cơ cho cây ăn lá

 Rau được trồng trên đất hay giá thể sạch không có mầm bệnh, nguồn nước tưới sạch và không sử dụng phân vô cơ, mà chỉ dùng phân hữu cơ cao cấp như phân hữu cơ vi khoáng, phân hữu cơ ủ vi sinh hoai mục…

Quy trình bón phân cho cây khoai môn

Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phân xóa đói giảm nghep cho một số bà con vùng khó khăn.

Quy trình bón phân cho cây chanh dây

Chanh dây hay chanh leo còn được gọi với tên mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía (Tên khoa học là Passiflora edulis), là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

Hiện nay có rất nhiều loại nho khác nhau chúng ta có thể đưa ra trồng với những yêu cầu, những đặc điểm riêng cần được đảm bảo. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế chúng ta có thể chọn nho xanh, nho đỏ,…

An toàn

Hiệu quả

Tăng Năng suất

messenger