Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao
Ca cao có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất ferralit vàng phát triển trên đá trầm tích, đất tro núi lửa, đất cát... Nhìn chung cây ca cao thích hợp với loại đất có tầng canh tác dày, ít nhất là 1,5m, dễ thoát nước, có cấu trúc tốt, giữ được ẩm, giàu chất dinh dưỡng.
1. Mật độ và khoảng cách: Trên nền đất tốt, tương đối bằng phẳng trồng với khoảng cách 3x3m (mật độ 1.110 cây/ha) hoặc 3x3,5m (mật độ 952 cây/ha). Trên đất dốc, độ phì kém trồng với khoảng cách 3x2,5m, tức mật độ 1.330cây/ha.
2. Thời vụ trồng: Tùy từng điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn thời vụ trồng cho thích hợp, tốt nhất là trong mùa mưa. Ở Tây Nguyên thời vụ trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 6, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thời vụ trồng tháng 10 trong năm.
3. Đào hố, bón phân: - Đào hố kích thước: 50x50x50cm, đất mặt và đất sâu để riêng. - Bón lót: Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng hoai + 0,5kg phân lân Đầu Trâu. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp vào đầy hố, bón trước khi trồng khoảng 2 tuần trở lên.
4. Xử lý mối trước khi trồng: Mối là đối tượng côn trùng phá hoại đặc biệt nghiêm trọng trên ca cao trồng mới và kiến thiết cơ bản. Một số loại thuốc hóa học mới có hiệu lực trừ mối tương đối cao như Admire và Confidor, pha nồng độ 0,1 - 0,2%, phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Sau trồng 1 tháng phun lại lần 2, cần phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.
5. Trồng ca cao: Cây ca cao không chịu được nước đọng, do vậy không nên trồng âm như cây cà phê, mà chỉ trồng ngang bằng mặt đất. Khi trồng móc hố sâu khoảng 30cm, dùng dao rạch túi bầu PE, đặt bầu cây ca cao giữa hố và mặt bầu ngang với mặt đất, lấp đất xung quanh và dùng tay ấn nhẹ, tránh làm vỡ bầu.
6. Trồng cây che bóng, che gió: Cây ca cao con chỉ cần 25-50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để bảo đảm tỷ lệ cây sống và cây con sinh trưởng tốt. Trong điều kiện Tây Nguyên thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc. Khi cây đã trưởng thành loại bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hòe...) để trồng xen trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.
7. Bón phân cho cây ca cao: Ở Tây nguyên nếu trồng ca cao trên đất basalt với mật độ 1.110 cây/ha, cần bón phân NPK Khang Nông với liều lượng như sau: Năm tuổi Loại phân Liều lượng (kg/cây) năm thứ nhất NPK Khang Nông 20-20-15, năm thứ 2 NPK Khang Nông 20-20-15, năm thứ 3 NPK Khang Nông 20-20-15, năm thứ 4 NPK Khang Nông 20-10-15, Các năm kinh doanh NPK Khang Nông 15-10-15. Lượng phân trên được chia làm ba đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa), đợt một: 30%, đợt hai: 40%, đợt ba: 30%. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt (80% rễ tập trung ở tầng 0-15cm) nên cần bón phân trong tầng đất mặt. Rải phân theo đường chiếu của vanh tán, nên xới nhẹ và lấp đất để giảm bớt thất thoát do rửa trôi và bay hơi.
Phân Bón NPK Khang Nông 16 - 16 - 8 + 13S TE
8. Cắt cành tạo hình: Cũng như cây cà phê, cây ca cao cũng cần cắt cành tạo hình mới cho năng suất cao và ổn định. - Thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ để mỗi cây có 1-2 thân chính và loại bỏ những cành vượt, cành yếu. Nếu trồng cây ghép cần đặc biệt chú trọng loại bỏ các chồi nằm dưới vết ghép. - Thời kỳ kinh doanh: hàng năm cần cắt bỏ những cành đâm ngược, những cành sà đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh. Thường 1 năm cắt cành khoảng 3 lần.
9. Tưới nước: Trong năm trồng mới, vào mùa khô nên tưới nước cho cây ca cao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới khoảng 50-100 lít/gốc/đợt, chu kì tưới khoảng 20-25 ngày. Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, giao tán kín, cây có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Tuy vậy, các thí nghiệm tưới nước thực hiện ở các vùng trồng ca cao trên thế giới cho thấy tưới 1-2 lần với lượng nước tưới khoảng 100-150 lít/gốc sẽ làm cho sinh trưởng và năng suất của cây tốt hơn nhiều.
10. Phòng trừ sâu bệnh: - Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng..... dùng các loại thuốc Suprathion, Sherpa, Karate, Actara... - Bệnh nấm hồng: dùng Validacin 1,2-1,5%, Anvil, Tilt 0,2-0,3%, chú ý phun mặt dưới lá. - Bệnh thối quả: Là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2-0,3%. Phun 3-4 lần trong mùa mưa..
Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ca cao
Sở hữu hương vị vô cùng đặc trưng, đặc biệt nên hạt ca cao được đánh giá cao, mang tới những giá trị lớn đối với con người. Bởi thế, trồng cây ca cao càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ bà con nông dân. Việc tìm hiểu để biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao giúp quá trình áp dụng được thực hiện tốt, đem lại kết quả cao với năng suất tốt đạt được
Cây ca cao khi đưa vào canh tác cần đảm bảo đem tới điều kiện sinh trưởng lý tưởng. Trong đó những yêu cầu chính cần được đáp ứng sẽ là:
Khí hậu
Ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, độ ẩm khoảng 85% và lượng mưa duy trì khoảng 1500mm/ năm giúp cây ca cao có thể sinh trưởng thuận lợi.
Ca cao là giống cây ưa ánh sáng tán xạ với cường độ của ánh sáng tự nhiên khoảng 50 – 60% là thích hợp. Bởi thế, việc canh tác dưới tán cây ăn trái, hay tán cây che bóng sẽ là giải pháp lý tưởng.
Đất đai
Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa cổ, đất xám, hay đất đỏ,… Tuy nhiên, giống cây này phù hợp nhất với đất sở hữu thành phần cơ giới từ trung bình tới nhẹ, đảm bảo độ pH khoảng 5.5 – 5.8, đồng thời tầng canh tác dày khoảng 1 – 1.5m.
Đất trồng thoát nước tốt, khả năng giữ nước hiệu quả trong điều kiện mùa khô, giàu chất hữu cơ sẽ là điều kiện tuyệt vời để cây ca cao phát triển.
Bảo vệ
Đặc trưng của giống cây này là khi lá còn non sẽ có bản rộng, cuống dài nên dễ bị gãy, trầy nát trong điều kiện tự nhiên bình thường. Tình trạng này khiến cây còi cọc, chậm lớn, năng suất không cao. Bởi thế, việc lên phương án bảo vệ cho vườn trồng là yêu cầu bắt buộc.
Tiến hành trồng cây chắn gió xung quanh vườn ca cao cần được chú ý thực hiện. Đặc biệt là trong thời kì kiến thiết cơ bản thì trồng dừa chắn gió là giải pháp hợp lý để cân nhắc áp dụng.
Kỹ thuật trồng cây ca cao tại Việt Nam
Chuẩn bị trước khi trồng
Trong giai đoạn mới trồng, thời kì kiến thiết ban đầu thì việc trồng cây che bóng, chắn gió cho cây ca cao là yếu tố then chốt, quan trọng quyết định tới hiệu quả của canh tác giống cây này. Bởi thế, chuẩn bị vườn trồng đạt tiêu chuẩn, trồng xen với các loại cây trồng cao lớn khác là giải pháp hoàn hảo.
Chọn cây giống
Để có thu hoạch cần trồng ca cao trong khoảng từ 3 – 5 năm. Bởi thế, việc chọn giống có ý nghĩa to lớn, cần được hết sức lưu ý để tránh tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc nhưng lại không thu về kết quả thực sự ưng ý.
Lựa chọn giống phù hợp với điều kiện canh tác, đảm bảo được cung cấp bởi đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời cây giống cần đảm bảo khỏe mạnh, không có tình trạng sâu bệnh.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cần được tiến hành cày bữa kĩ, xới xáo, làm cỏ, loại bỏ mầm bệnh hoàn toàn. Sau đó, việc bón lót cần thực hiện trước thời điểm trồng cây giống tối thiểu 1 tháng. Làm đất đạt chuẩn, thực hiện kỹ lưỡng giúp cây trồng có được điều kiện để sinh trưởng thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Tiến hành đào hố với kích thước chuẩn là 50 x 50 x 50cm sau đó bón lót, lấp đất lên hố trồng. Từng vị trí hố đã chuẩn bị sẽ là nơi canh tác cây ca cao lý tưởng, đảm bảo có thể sinh trưởng nhanh chóng, cho năng suất cao.
Tiêu chuẩn trồng cây ca cao cần đảm bảo mật độ phù hợp nhằm tạo đủ không gian để sinh trưởng. Khoảng cách trồng tiêu chuẩn cho giống cây này thường sẽ là 3 x 3m là thích hợp, hoặc có thể cân đối để trồng với mật độ dày hơn tùy thuộc vào điều kiện thực tế, nó tương đương với khoảng 400 – 700 cây/ ha.
Thời vụ trồng phù hợp
Thời điểm tốt nhất để tiến hành trồng cây ca cao là vào giai đoạn đầu mùa mưa. Lúc đó cây trồng dễ dàng hồi xanh, bén rễ và sinh trưởng thuận lợi. Đảm bảo chuẩn bị vườn trồng đạt tiêu chuẩn, đào hố, bón lót đầy đủ giúp quá trình trồng được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi.
Cách trồng cây ca cao
Đào một lỗ nhỏ ở vị trí giữa hố trồng đã chuẩn bị trước đó, sau đó cắt bỏ phần đáy bầu của cây giống cũng như loại bỏ phần rễ cái bị cong. Đặt nguyên bầu đã cắt vào lỗ nhỏ đã đào trước đó, sau đó lấp lại đất ở xung quanh bầu.
Cuối cùng chỉ cần nén chặt đất quanh gốc, từ từ kéo nilon khỏi bầu đất và tiến hành tưới đẫm nước. Lưu ý trong quá trình trồng không nên lấp đất lên bầu đất quá sâu khiến cây con khó phát triển. Tiến hành lấp đất đầy mặt bầu là lý tưởng nhất.
Tiêu chuẩn trong chăm sóc cây ca cao
Chăm sóc cho cây ca cao không quá phức tạp, chúng ta có thể tiến hành một cách đơn giản, dễ dàng với những yêu cầu cơ bản là:
Tưới nước
Sử dụng nguồn nước sạch từ giếng, hay sông hồ thực hiện tưới đều đặn hàng ngày. Ưu tiên tưới vào thời điểm thời tiết mát mẻ như sáng sớm hoặc chiều muộn. Tưới đủ nước, duy trì độ ẩm thích hợp giúp cây trồng có thể sinh trưởng nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Đặc biệt, khi cây còn nhỏ tuyệt đối không nên dùng vòi phun tưới trực tiếp vào cây. Ngoài ra, khi cây đang ra hoa, cho trái nên tránh tưới trực tiếp vào hoa, vào trái sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, hay khiến quả non bị rụng.
Tỉa cành, tạo tán
Việc tỉa cành, tạo tán giúp cây ca cao có thể phát triển cân đối, cành vươn về mọi phía hài hòa, phát triển toàn diện và từ đó đem tới năng suất cao hơn khi thu hoạch. Tùy thuộc vào việc trồng cây bằng hạt, hay cây ghép mà quá trình tạo tán có những lưu ý riêng:
- Cây trồng bằng hạt: Khi tạo tán chỉ giữ lại 1 thân chính, tiến hành việc điều chỉnh tầng cành đầu tiên ở độ cao khoảng 1.5 – 2m tính từ mặt đất. Khi cây phát triển ở giai đoạn phân cành cần điều chỉnh việc bón phân, tưới nước và che bóng sao cho hợp lý. Hãy đưa vị trí phân cành lên cao hơn khoảng 50cm khi cây đã bắt đầu phân cành trở lại. Ngoài ra, khi cây giao tán nên chú ý tỉa tán nhằm đảm bảo độ thông thoáng cho khu vực thân chính, cũng như xung quanh vị trí điểm phân cành để kích thích quá trình ra trái.
- Cây ghép: Cây ca cao trồng bằng cây ghép sẽ phát triển theo dạng bụi với nhiều thân, thường sẽ từ 3 – 7 thân. Những nhánh phụ ở phần gốc, hay cành bị che khuất, mọc ngược hướng,… đều cần được loại bỏ giúp cây có được độ thông thoáng lý tưởng nhất. Ngoài ra, những cành thứ cấp trong khoảng 1m nằm cách mặt đất cũng cần được loại bỏ, nhất là vào thời kì kinh doanh.
Yêu cầu trong bón phân cho cây ca cao
Yêu cầu trong bón phân cho cây ca cao
Thực hiện bón phân trong canh tác cây ca cao có một số những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng cần được chú ý thực hiện. Yêu cầu chính trong bón phân khi trồng cây ca cao sẽ là:
Bón lót
Thực hiện bón lót trực tiếp vào từng hố trồng, sau khi quá trình đào hố được hoàn thành. Sử dụng liều lượng khoảng 70 – 100 kg/ 1000m2/lần bón lót cho vườn trồng cây ca cao bằng phân hữu cơ Organic. Bón phân xuống hố trồng, tiến hành lấp đất lên bằng miệng hố, phơi ải khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu trồng cây con.
Phân Bón Hổn Hợp NPK Khang Nông 20-0-10
Bón thúc
Việc bón thúc cho cây ca cao trong từng giai đoạn sẽ có những yêu cầu, những lưu ý riêng. Tuân thủ đúng kỹ thuật trong bón phân cho giống cây trồng này sẽ tạo điều kiện cho mỗi cây trồng có thể sinh trưởng thuận lợi, đem lại năng suất lý tưởng:
- Bón thúc trong vườn ươm: Bón với liều lượng khoảng 20 – 30 kg/ 1000m2/ lần.
- Bón thúc trong giai đoạn kiến thiết: Thực hiện làm 4 đợt vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, một lần vào mùa khô với liều lượng là 30 – 40 kg/ 1000m2/ lần
- Bón thúc trong giai đoạn kinh doanh: Bón thúc cho cây ca cao trong giai đoạn này khoảng 3 lần mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sử dụng lượng phân bón khoảng 40 – 50 kg/ 1000m2/ lần
Phân Bón NPK Khang Nông 20 - 20 - 0 + TE
Kết luận
Là một giống cây mang tới lợi nhuận kinh tế cao, cây ca cao trở thành giống cây trồng được nhiều bà con nông dân lựa chọn. Hiểu được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao sẽ đem tới năng suất cao, nguồn thu ổn định để phục vụ cho mục tiêu làm kinh tế của từng hộ nông dân.
#########################################################################
Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây ca cao
I - Đặc Tính:
Cây cacao (Theobroma cacao L.) Thuộc họ Sterculiaceae và còn được chia ra làm nhiều loại khác, quan trọng nhất là các loại Criollo, Forastero và Trinitario.
Criollo: Ðược coi là hạt cacao quý bởi hương vị đặc biệt, Hạt caocao Criolo thường được dùng để pha trộn vào các loại cacao khác khi chế biến, hoặc để dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra những loại sôcôla đắt tiền. Cây cacao này quê hương ở vùng Trung Mỹ, cây thường cho sản lượng kém ngoài ra cây cacao Criollo thường hay bị cáo loại bệnh tật tấn công. Loại cacao này ngày nay trên toàn thế giới được cấy trồng rất ít.
Forastero: Cây cacao này trưóc đây sống ở vùng Nam Mỹ vùng hạ lưu sông Amazon. Trái cây có dạng tròn như quả dưa, vỏ cứng. hạt có màu nâu đỏ, sản lượng cây cho tương đối cao nên được cấy trồng ttương đối rộng rãi. Ngày nay 80% cacao trên thế giới được trồng là cacao forastero.
Trinitario: Cây cacao Trinitario là giống tương đối mới được cấy ghép bởi Criollo và Forastero, nó có mùi thơm đặc biệt của Criollo và sản lượng cũng như sự mạnh mẽ của Forastero, tuy vậy đây là giống mới nên ngày nay sản lượng trên thị trường thế giới còn ít.
Phân Bón NPK Cao Cấp Khang Nông 10-5-22+MgO+TE
II- Điều kiện sinh trưởng của ca cao:
1) Đất đai: Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: Đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ.
2) Khí hậu: Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.
3) Bảo vệ: Lá ca cao non có bản rộng và cuốn dài dễ bị lay gãy hoặc trầy nát khi gặp gió mạnh gây hậu quả cây bị còi cọc chậm lớn. Chính vì các lý do trên mà việc trồng cây chắn gió chung quanh vườn Ca cao rất cần thiết, nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản, dừa là cây chắn gió lý tưởng có thể bao quanh vườn Ca cao.
III- Kỹ thuật trồng cây Ca cao:
1) Giai đoạn chuẩn bị: Trồng cây che bóng cho cây Ca cao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, khi đảm bảo được bóng che thì chưa nên trồng Ca cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc Ca cao trồng xen trong vườn. Dừa là cây che bóng vĩnh viễn là cây trồng chung với Ca cao và tồn tại suốt chu kỳ sinh trưởng của ca cao.
2) Chuẫn bị giống: Ca cao là cây dài ngày nên việc chọn giống là rất quan trọng, không đúng sẽ thiệt hại lâu dài hoặc phải mất từ 3-5 năm và tốn nhiều công của thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay đổi giống khác tốt hơn.
3) Chuẩn bị đất: Mật độ và khoảng cách trồng: ca cao trồng khoảng cách 3x3 m cho thấy là hợp lý. Nếu trồng mật độ dầy hơn năng suất tối đa đạt nhanh hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu về giống và công lao động cao. Mật độ có thể từ 400 - 700 cây /ha.
4) Thời vụ trồng ca cao: Tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn cho phù hợp, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Trên đất tốt mật độ trồng 3x3m, trên đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3x2,5m. Trước khi trồng chuẩn bị hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố, lớp đất mặt và đất sâu để riêng. Tốt nhất nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần. Đất trồng ca cao cần chọn loại đất có tầng canh tác dầy, có mực nước ngầm sâu và có thể thoát nước tốt, tránh nước đọng khi mưa. Làm đất kỹ, đảm bảo đất tơi xốp. Sau khi đào hố theo mật độ cần thiết cần bón lót vôi bột, phân lân (super lân, lân nung chảy), phân hữu cơ sinh học Better HG01, kết hợp xử lý mối bằng thuốc Confidor hay Admire với nồng độ 0,1-0,2% phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Khi trồng ca cao cần moi đất ở giữa hố, đặt bầu và dùng dao sắc rạch bầu, tránh làm vỡ bầu. Ca cao là cây không chịu được nước đọng nên khi trồng phải đặt mặt bầu ngang với mặt đất. Sau trồng 1 tháng cần phun thuốc trừ mối lần 2 bằng thuốc Confidor hay Admire. Nên phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.
IV- Trồng, bón phân và chăm sóc:
1) Cách trồng: sau khi hố và cây con đã chuẩn bị xong, dùng dao bén cắt bỏ phần đáy bầu và phần rễ cái bị cong. Đặt nguyên bầu đã cắt đáy vào hố. Lấp đất lại xung quanh bầu, nén chặt lại và từ từ kéo nhựa ra khỏi bầu đất. Không nên lấp đất trồng cây con quá sâu, cây con sẽ khó phát triển, nên lấp bằng mặt bầu là tốt, nên trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
2) Bón phân cho cây ca cao: Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.
a/ Bón phân cho ca cao trong vườn ươm:
- Bón lót 50 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 cho mỗi 1000 m2 liếp ương hoặc 2 m3 đất làm bầu trước khi gieo hạt.
- Bón thúc bằng cách hòa tan 20-30 gam phân Better NPK 16-12-8-11+TE trong 10 lít nước, tưới định kỳ 2-3 tuần/lần. Phun phân bón lá Đầu Trâu 001 ( Công ty H ếu Giang phân phối) định kỳ 7-10 ngày/lần.
b/ Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản:
- Bón lót cho mỗi hố 5 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 + 0,5 kg vôi bột và 0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) /cây
- Bón thúc: Ca cao kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm, lân, một ít kali và trung vi lượng để cây phát triển bộ rễ, thân lá. Phân bón cho cây ca cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là các loại phân Better NPK 16-12-8-11+TE hoặc Better NPK 16-16-16-9+TE . Lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất: 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai: 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba: 0,6-0,8kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.
c/ Bón phân cho cây ca cao kinh doanh:
- Phân hữu cơ: Bón cho mỗi cây 5-7 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 + 0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) /cây lượng phân trên chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa.
- Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
- Phân hóa học: Lượng phân bón cho cây ca cao trong thời kỳ kinh doanh như sau: phân Better NPK 12-12-17-9+TE với lượng bón từ 1,5 – 2kg/cây/năm + lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30 cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Bón phân bằng cách theo đường chiếu của vành tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi.
3) Chăm sóc:
a/ Tưới nước: nguồn nước tưới từ sông hồ hay nước giếng, tưới theo hàng hay tưới từng cây nhưng không nên tưới lúc trời nắng to. Khi cây còn non, tránh dùng vòi nước phun thẳng vào cây vì có thể gây đỗ ngã. Trường hợp cây đang trổ bông hay có trái non cũng cần để tránh vòi nước phun vào hoa, trái sẽ ảnh hưởng đến thụ phấn và gây rụng trái non. Nên kết hợp bón phân trước khi tưới nước thì hiệu quả sẽ cao hơn
b/ Tỉa cành - tạo tán: điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng, tán lá thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh, chiều cao cây hợp lý dễ chăm sóc và thu hoạch. Việc tạo hình, tạo tán còn tuỳ thuộc vào cây trồng từ hạt, hay cây ghép.
+ Cây trồng từ hạt: chỉ cần giữ 1 thân chính, điều chỉnh tầng cành đầu tiên có độ cao 1,5 - 2 m từ mặt đất. Khi cây phân cành và điều chỉnh các yếu tố giới hạn (tưới nước, bón phân, che bóng…). Bằng cách nầy có thể đưa vị trí phân cành lên thêm khoảng 50 cm khi cây phân cành trở lại. Khi cây đã giao tán, nên tỉa thông thoáng vùng thân chính và chung quanh điểm phân cành để kích thích phát triển trái và hạn chế sâu bệnh.
+ Cây ghép: do mầm ghép lấy từ cành ngang nên cây không phát triển tầng cành mà phát triển theo dạng bụi có nhiều thân (có từ 3-7). Các nhánh phụ ở phần gốc, cành bị che khuất hay mọc hướng xuống cần được tỉa bỏ để tạo sự thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh, kích thích ra hoa và tiện cho việc chăm sóc thu hoạch. Tỉa bỏ hoàn toàn các cành thứ cấp trong khoảng 1 m cách mặt đất khi cây vào giai đoạn kinh doanh.
V- Phòng trừ sâu bệnh:
A/Côn trùng gây hại chính:
1/ Bọ xít muỗi (Helopeltis spp ): triệu chứng và tác hại: chích hút nhựa trái, chồi non, cành non. Các vết chích bị thâm, sau đó bị thối. Chồi non, cành non bị hại sau sẽ héo khô;
Biện pháp phòng trừ : Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt cành nhánh không cần thiết. Có thể phun các loại thuốc như Bassa 50 EC, Supracide 40 ND.
2/ Sâu hồng (Glenia celia): triệu chứng và tác hại : sâu thường đục phần thân ngọn và các cành rồi đùn phân và mạt cưa ra ngoài miệng lỗ đục và rơi xuống đất. Những cành ca cao bị đục sẽ héo rồi chết khô;
Biện pháp phòng trừ : thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sau đó cắt các cành bị hại và đốt để diệt sâu nằm trong. Các loại thuốc được sử dụng như Basudin 50 EC.
3/ Bọ cánh cứng hại lá (Apogonia spp, Adoretus spp): côn trùng ăn lá ca cao thuộc nhiều loài khác nhau như bọ nâu, bọ xám, bọ hung kim; Triệu chứng và tác hại: chủ yếu phá hại vào ban đêm, ban ngày trú ngụ nơi tối hay dưới đất. Bọ ăn lá non tạo những lỗ khuyết trên lá làm giảm sự phát triển của cây;
Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn sạch sẽ, có thể phun các loại thuốc như Basudin 50 ND
4/ Rầy mềm (Aphid): triệu chứng và tác hại: Rầy mềm sống tập trung và chích hút nhựa cây trên các chồi non, lá non, trái non làm cây chậm phát triển, trái khô héo. Thường có các loài kiến sống kết hợp với loài rầy nầy;
Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn sạch sẽ, có thể phun các loại thuốc như Bassa 50 EC theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
5/ Rệp sáp (Planococcus citri): triệu chứng và tác hại: Rệp sáp sống bám vào cuống lá, trái, thân, trái non hay cổ rễ để hút nhựa làm cây, trái chậm phát triển, còi cọc. Rệp tiết ra chất hơi dính như mật ong nên thường có nhiều loại kiến sống kết hợp với rệp;
Biện pháp phòng trừ: Cần chú ý theo dõi để phát hiện những ổ rệp sáp mới hình thành tránh hiện tượng lây lan. Có thể diệt rệp sáp bằng cách phun các loại thuốc trừ sâu như Bi 58 40 EC.
6/ Chuột ăn trái: chuột thích ăn cùi ngọt bao quanh hạt ca cao. Thường chúng cắn phá quả ca cao bằng cách khoét lỗ để moi hạt. Khi chuột gây hại nặng buộc phải tổ chức diệt trừ bằng cách dùng bả độc cho kết quả tốt.
B) Bệnh hại ca cao:
1/ Bệnh thối trái (Phytopthora palmyvora: )
+Triệu chứng: bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi của trái. Bệnh phát triển nhiều vào mùa mưa. Trái bị bệnh có màu nâu đen làm giảm năng suất 20-35%, đôi khi 90%;
+Phòng trừ: chúng ta cần hái bỏ các trái thối càng sớm càng tốt để tránh lây lan đặc biệt trong mùa mưa. Không nên để trái chín lâu trên cây. Vườn cây nên được thông thoáng, khô ráo, không còn cỏ dại. Có thể sử dụng các thuốc trừ nấm có gốc đồng, phun định kỳ 10 - 12 ngày/lần để hạn chế mầm bệnh.
2/ Bệnh nấm hồng (Corticium salmoncolor):
Bệnh thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa, ở những vườn ca cao quá ẩm và rợp. Nấm phá hoại ở những cành lá đã hoá nâu. Vết bệnh lúc đầu có vết mốc trắng nhưng dần dần chuyển sang màu trắng hồng, cành khô nâu, lớp vỏ thân cành bị tách ra từng mảng. Để phòng trừ cần tỉa cây thông thoáng giảm ẩm độ, cắt bỏ các cành bị bệnh và phun thuốc trừ nấm.
3/ Bệnh hại rễ (Rigidoporus lignosus, Ganoderma pseudoferum, Phellinus noxius, Rosellina bunodes): rễ ca cao có thể bị trắng, hoá nâu, hoá đen hoặc nứt cổ rễ gây ra bời nhiều loại nấm khác nhau. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý hố trước khi trồng, tránh trồng nơi đất khó thoát nước, tránh tổn thương rễ. Phòng trị bằng bằng các loại thuốc trừ nấm phun trực tiếp quanh gốc.
VI- Thu hoach:
Chất lượng hạt ca cao chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố: giống, kỹ thuật chăm sóc và cách thu hái bảo quản. Nên chỉ thu hoạch những quả đã chín, không thu quả xanh. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày (dùng dao, kéo cắt cành để cắt cuống quả khi thu hoạch). Dùng 1 đoạn gỗ để đập vỏ quả lấy hạt đem đi cho lên men.
###########################################################
kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao
(Theobroma cacao)
Ca cao có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất feralit vàng phát triển trên đá trầm tích, đất tro núi lửa, đất cát.... Nhìn chung cây ca cao thích hợp với loại đất có tầng canh tác dày, ít nhất là 1,5 m, dễ thoát nước, có cấu trúc tốt, giữ được ẩm, giàu chất dinh dưỡng.
1. Mật độ và khoảng cách
Trên nền đất tốt, tương đối bằng phẳng trồng với khoảng cách 3 x 3 m (mật độ 1.110 cây/ha) hoặc 3 x 3,5 m (mật độ 952 cây/ha). Trên đất dốc, độ phì kém trồng với khoảng cách 3 x 2,5 m, tức mật độ 1,330 cây/ha.
2. Thời vụ trồng
Tùy từng điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn thời vụ trồng cho thích hợp, tốt nhất là trong mùa mưa. Ở Tây Nguyên thời vụ trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 6, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thời vụ trồng tháng 10 trong năm.
3. Đào hố, bón phân
- Đào hố kích thước: 50 x 50 x 50 cm, đất mặt và đất sâu để riêng.
- Bón lót: mỗi hố bón 10 – 15 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg phân lân Đầu Trâu. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp vào đầy hố, bón trước khi trồng khoảng 2 tuần trở lên.
4. Xử lý mối trước khi trồng
Mối là đối tượng côn trùng phá hoại đặc biệt nghiêm trọng trên ca cao trồng mới và kiến thiết cơ bản. Một số loại thuốc hóa học mới có hiệu lực trừ mối tương đối cao như Admire và Confidor, pha nồng độ 0,1 – 0,2%, phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Sau trồng 1 tháng phun lại lần 2, cần phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.
5. Trồng ca cao
Cây ca cao không chịu được nước đọng, do vậy không nên trồng âm như cây cà phê, mà chỉ trồng ngang bằng mặt đất. Khi trồng móc hố sâu khoảng 30 cm, dùng dao rạch túi bầu PE, đặt bầu cây ca cao giữa hố và mặt bầu ngang với mặt đất, lấp đất xung quanh và dùng tay ấn nhẹ, tránh làm vỡ bầu.
6. Trồng cây che bóng, che gió
Cây ca cao con chỉ cần 25 – 50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để đảm bảo tỷ lệ cây sống và cây con sinh trưởng tốt. Trong điều kiện Tây Nguyên thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc. Khi cây đã trưởng thành loại bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hoè...) để trồng xen trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.
7. Bón phân cho cây ca cao
Ở Tây Nguyên nếu trồng ca cao trên đất bazan với mật độ 1.110 cây/ha, cần bón phân Đầu Trâu với liều lượng sau:
Năm tuổi Loại phân Liều lượng (kg/cây)
Năm thứ 1 NPK 20-20- 15 Đầu Trâu 0,2 – 0,3
Năm thứ 2 NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,5 – 0,6
Năm thứ 3 NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,6 – 0,8
Năm thứ 4 NPK 15-10-15 Đầu Trâu 1,2 – 1,5
Các năm kinh doanh NPK 15-10-15 1,5 - 2
Lượng phân trên được chia làm ba đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa), đợt một: 30%, đợt hai: 40%, đợt ba: 30%.
Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt (80% rễ tập trung ở tầng 0 – 15 cm) nên cần bón phân trong tầng đất mặt. Rải phân theo đường chiếu của vanh tán, nên xới nhẹ và lấp đất để giảm bớt thất thoát do rửa trôi và bay hơi.
8. Cắt cành tạo hình
Cũng như cây cà phê, cây ca cao cũng cần cắt cành tạo hình mới cho năng suất cao và ổn định.
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ để mỗi cây có 1 – 2 thân chính và loại bỏ những cành vượt, cành yếu. Nếu trồng cây ghép cần đặc biệt chú trọng loại bỏ các chồi nằm dưới vết ghép.
Thời kỳ kinh doanh: hàng năm cần cắt bỏ những cành đâm ngược, những cành sà đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh. Thường 1 năm cắt cành khoảng 3 lần.
9. Tưới nước
Trong năm trồng mới, vào mùa khô nên tưới nước cho cây ca cao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới khoảng 50 – 100 lít/gốc/đợt, chu kỳ tưới khoảng 20 – 25 ngày. Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, giao tán kín, cây có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Tuy vậy, các thí nghiệm tưới nước thực hiện ở các vùng trồng ca cao trên thế giới cho thấy tưới 1 – 2 lần với lượng nước tưới khoảng 100 – 150 lít/gốc sẽ làm cho sinh trưởng và năng suất của cây tốt hơn nhiều.
10. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng... dùng các loại thuốc Suprathion, Sherpa, Karate, Actara...
- Bệnh nấm hồng: dùng validacin 1,2 – 1,5% Anvil, Tilt 0,2 – 0,3%, chú ý phun mặt dưới lá.
- Bệnh thối quả: là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2 – 0,3%. Phun 3 – 4 lần trong mùa mưa.
KHÍ HẬU
Cây ca cao trồng thích hợp trên các vùng có lượng mưa hàng năm từ 1500m - 2500m, có cao độ so với mặt biển dưới 800m, sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ tối đa khoảng 30 – 320C và tối thiểu khoảng 18 – 210C. Cây bị thiệt hại nghiêm trọng ở nhiệt độ dưới 100C hoặc dưới 150C nếu kéo dài. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70 - 80%.
GIÓ
Lá ca cao có cuống dài, phiến lá rộng nên nếu bị gió lay liên tục sẽ bị tổn thương cơ giới, nhất là lá non. Những vùng gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng cây chắn gió. Có vài nơi trồng ca cao không trồng cây che bóng hoặc có nhưng đốn bỏ khi ca cao có tán thì bị thất bại mà nguyên nhân chính trong trường hợp này là do gió.
ĐẤT ĐAI
Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau, từ các vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ bạc màu nếu có bóng che và đầy đủ nước tưới. Ca cao chịu được trên vùng đất có pH từ 5 - 8 nhưng tối ưu khoảng 5,5 - 6,7.
NƯỚC
Ca cao không thích hợp các chân đất ngập úng, khó thoát nước. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ trong mùa khô. Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa. Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cây cho trái quanh năm, những nơi thiếu nước mùa khô nên cắt bỏ trái để giữ sức cho cây.
BÓNG CHE
Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng râm do đó có thể trồng xen trong vườn điều, điều, chuối, cây ăn trái có tán thưa, tán rừng thưa. Đối với các vườn điều, cây ăn trái, vườn tạp không hiệu quả có thể trồng xen ca cao. Cây che bóng được tỉa hợp lý khi ca cao phát triển.
GIỐNG
Việc chọn giống ca cao rất quan trọng, chọn giống không đúng sẽ dẫn đến thiệt hại lâu dài. Hiện nay bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã chính thức công nhận 8 dòng vô tính do Đại Học Nông Lâm HCM khảo nghiệm để trồng trên toàn quốc. Các dòng vô tính đó là: TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10 và TD14. Tất cả 8 dòng vô tính này đều cho loại hạt nằm trong nhóm A1 (có chất lượng cao nhất) nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.
Các dòng TD trên đã được trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện Đạ Huoai, và tại mô hình phát triển ca cao bền vững dưới tán rừng xã Phước Lộc đã trồng các dòng TD3, TD5, TD8, TD10 cho thấy cay ca cao sinh trưởng và phát triển tốt.
CANH TÁC CÂY CA CAO
CHUẨN BỊ BÓNG CHE
Che bóng cho cây ca cao là yếu tố quyết định sự thành công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, chưa bảo đảm được bóng che thì chưa nên trồng ca cao. Cây không được che bóng sẽ bị cháy lá, cháy thân cục bộ, chùn ngọn, chậm lớn, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây phân cành sớm, lá rụng sớm. Yêu cầu độ che bóng cho cây con khoảng 50-75% ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Đối với trồng thuần thì cây che bóng phải được trồng khoảng 6 - 12 tháng trước khi trồng ca cao. Đối với Đạ Huoai, theo quy hoạch chỉ khuyến cáo trồng xen ca cao trong những vườn điều, vườn cây cây ăn trái, vườn tạp, rừng nghèo đã tỉa thưa trong điều kiện chủ động được nước tưới.
CHUẨN BỊ HỐ TRỒNG
Mật độ và khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng thích hợp là 3 x 3 mét. Thông thường nếu xen với điều, dừa mật độ có thể từ 600 - 700 cây/ha.
Đào hố trồng cây
Ca cao trồng trên vùng cao cần đào hố với kích cỡ 40 x 40 x 50 cm. Ở những vùng thấp có mực thuỷ cấp cao cần phải trồng bằng mặt hoặc lên mô để tránh nước đọng vào mùa mưa. Lân, vôi, phân chuồng cần đưa vào hố ủ ngay sau khi đào ít nhất một tháng trước khi trồng cây.
Trước khi trồng cần xử lý hố trồng với các thuốc trừ sâu như Basudin10H trộn đều với lượng phân bón lót hoặc Confidor, Admire, Lentrek, Pyrinex, Mapy, Lorsban phun dưới đáy và quanh thành hố trước khi đặt cây vào nhằm tránh mối, sùng đất, các loại sâu hại cây.
Sau khi trồng xong cần phun thuốc trên mặt đất xung quanh hố và toàn thân cây để phòng trị mối, côn trùng chích hút và ăn lá.
Bón lót
Để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây ca cao trong thời gian đầu, chúng ta nên trộn chung vào đất hỗn hợp phân bón gồm 100 gam super lân + 50 gram phân NPK20-15-20 + phân hữu cơ để lấp đầy hố trồng và quanh bầu cây. Các loại phân lân vi sinh như KOMIX cũng rất tốt để dùng bón lót.
TRỒNG CÂY
Chọn cây
Nên chọn trồng những cây ghép có tối thiểu 8 lá trưởng thành, phát triển đều, màu xanh đậm và chiều cao của cành ghép phải lớn hơn 25cm tính từ vị trí ghép, cây khoẻ, thân không dị dạng.
Những cây có lá non mới hình thành không nên đem trồng ngay, mà chờ khi các lá non đã thuần thục để trồng đợt tiếp theo. Tuổi cây con thích hợp để đem trồng là 4 - 6 tháng với chiều cao khoảng 30 - 50cm. Mua cây con vận chuyển từ xa về phải được chăm sóc ít nhất 1 tuần và tưới đẫm nước trước khi đem trồng; Cần nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh cây bị sốc mạnh làm long gốc, dập lá và tổn thương bộ rễ.
Mỗi vườn trồng (hoặc mỗi hộ nông dân nhận cây giống) ít nhất phải được 3 dòng (trong 8 dòng ca cao nói trên) và mỗi dòng ít nhất là 5 % trở lên trong tổng số cây.
Cách trồng
Trên hố trồng đã bón lót và xử lý, bới hố trồng lớn hơn đường kính bầu cây ghép. Dùng dao bén cắt bỏ phần đáy bầu từ 1-2cm và phần rễ cái bị cong (nếu có). Đặt nguyên bầu đất đã cắt đáy vào hố sao cho thân cây thẳng đứng, vị trí mắt ghép cao hơn miệng hố khoảng 2-3cm. Lấp đất chung quanh bầu, nén nhẹ và từ từ kéo bịch nhựa ra khỏi bầu đất.
Những nơi khô hạn, hoặc nơi đất rút nước nhanh cần làm bồn để tưới. Đối với đất khó rút nước phải khơi rãnh tránh úng.
Cố định cây vừa trồng để tránh gió lay và để cho cây mọc thẳng, tưới nước ngay sau khi trồng và nhất thiết phải được tủ gốc với đường kính khoảng 0,8-1m và cách vị trí gốc ghép độ 5-10cm, để giữ ẩm và phòng chống mấm bệnh cho cây.
Nếu chưa đủ bóng che, cần che phụ bằng bất kỳ vật liệu nào có sẵn miễn là có thể cản được 50 - 75% ánh sáng trực tiếp. Nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trồng dặm cây chết
Sau khi trồng, tỷ lệ cây chết có thể lên đến 10% hoặc cao hơn nếu gặp hạn và mối. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện cây chết và trồng dặm lại ngay. Thường sau một năm mật độ cây phải hoàn chỉnh. Nếu để lâu, cây trồng dặm không đủ sức cạnh tranh với những cây đã lớn.
CHĂM SÓC CA CAO
Tưới nước/giữ ẩm
Nguồn nước tưới có thể từ sông hồ hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay phèn. Tưới theo hàng hay tưới từng cây nhưng không nên tưới giữa lúc trời nắng gắt. Khi cây còn non cần tránh để vòi nước phun thẳng vào cây vì có thể gây đổ ngã. Nên kết hợp bón phân trước khi tưới thì hiệu quả của việc bón phân sẽ cao.
Tuỳ theo điều kiện, có thể xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, công lao động và tăng hiệu quả phân bón.
Tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất ổn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm số lần tưới, tránh cỏ mọc vào mùa khô và hạn chế đất văng do mưa, hạn chế sự phát tán mầm bệnh nằm trong đất.
Bón phân: Thực hiện theo hai cách bón sau:
Cách 1: Dùng phânhữu cơ kết hợp với hóa học
Năm
|
Phân hóa học (g/gốc)
|
Phân hữu cơ (kg/gốc)
|
Số lần bón/năm
|
Thứ nhất
|
150 - 200g NPK (16:16:8)
|
3 – 10kg
|
4 lần
|
Thứ hai
|
300 - 400g NPK (16:16:8)
|
5 – 10kg
|
4 lần
|
Thứ ba
|
500 – 600g NPK (16:16:8)
|
10 – 15kg
|
3 lần
|
Thứ tư
|
800 – 1.000g NPK (16:16:8)
|
> 15kg
|
3 lần
|
Cách 2: Dùng phân hữu cơ vi sinh
Năm
|
Phân hữu cơ (kg/gốc)
|
Số lần bón
|
Thứ nhất
|
0,5– 1,5 kg
|
2 lần
|
Thứ hai
|
1,5 – 2 kg
|
2 lần
|
Thứ ba
|
2 – 3 kg
|
2 lần
|
Những năm sau: cây bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh, tùy theo năng suất và tính chất đất đai, có thể tăng giảm lượng phân cho phù hợp đảm bảo cân đối được lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi để tạo quả cùng với sự mất mát do các yếu tố môi trường tác động vào.
Trong những năm đầu, phân bón cần chôn quanh gốc nhưng khi cây đã giao tán và vào thời kỳ kinh doanh chỉ cần rải trên mặt đất, sau đó phủ đậy bằng lá mục vốn có sẵn trong tất cả các vườn ca cao.
Lưu ý: Lượng phân bón trên được chia ra bón nhiều lần trong mùa mưa hoặc đều quanh năm nếu được tưới chủ động bằng bơm, tự chảy, nhỏ giọt. Tuy nhiên, có hai thời điểm cây đặc biệt cần phân bón là lúc vừa hình thành trái và trước khi thu hoạch hai tháng.
Hạn chế cỏ dại
Trong những năm đầu khi cây ca cao còn nhỏ cần phải làm cỏ sạch để tránh nơi côn trùng ẩn nấp và sự cạnh tranh dinh dưỡng. Việc làm sạch cỏ có thể tiến hành thủ công, dùng máy cắt hoặc dùng thuốc trừ cỏ Glyphosate. Khi sử dụng thuốc tránh phun dính vào lá hay phần thân ca cao còn xanh.
Tỉa cành tạo tán
Việc tỉa cành tạo tán nhằm điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng để nhận được ánh sáng nhiều nhất, tán lá phải toả kín không gian dành riêng cho từng cây và không có những lỗ hổng trong tán cây, dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh, chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
Kỹ thuật tạo hình, tạo tán còn tuỳ thuộc vào cây trồng từ hạt, hay cây ghép. Hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Huoai chủ yếu trồng bằng cây ghép.
Do mầm ghép lấy từ cành ngang nên cây phát triển theo dạng bụi có nhiều thân. Các nhánh phụ ở phần gốc, chồi vượt, cành bị che khuất hay mọc hướng xuống cần được tỉa bỏ để tạo sự thông thoáng cho cây, nhằm hạn chế sâu bệnh, kích thích ra hoa và tiện cho việc chăm sóc thu hoạch. Tỉa bỏ hoàn toàn các cành từ vị trí 0,75 – 1,0m cách mặt đất khi cây vào giai đoạn kinh doanh.
Tạo hình cây ghép cần tiến hành từ từ và thường xuyên, tránh để thân/cành lộ ra ánh sáng trực tiếp trong thời gian dài sau khi tỉa.
Điều chỉnh bóng che
Khi cây ca cao lớn, cây che bóng (điều, cây ăn quả, cây rừng…) nên giữ lại từ 70 đến 120 cây/ha tuỳ theo dạng cây. Không nên tỉa bỏ đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng ca cao. Sau khi cây ca cao đã khép tán, nên giữ bóng che ở mức 25% giúp sinh thái trong vườn ổn định và còn có tác dụng làm giảm tốc độ gió, tránh sự tổn thương của lá non; giới hạn sự cạnh tranh nước và phân bón của cây che bóng bằng cách chặt bớt rễ, tỉa bớt cành hoặc lột một phần vỏ trên thân của cây che bóng.
Chống cháy
Sau đợt tỉa cành chính, cuối vụ thu hoạch, một lượng lớn thân lá lưu lại trên vườn. Lớp hữu cơ này làm giảm xói mòn rửa trôi đất trong mùa mưa, tăng độ phì nhiêu cho đất. Nhưng trong mùa khô lớp lá khô này có nhiều nguy cơ bị cháy. Do đó cần làm vệ sinh vườn, tủ cỏ, lá khô vào sát gốc ca cao để giữ ẩm đồng thời làm nơi lưu trú cho côn trùng thụ phấn, phần còn lại nên rạch hàng chôn để chống cháy, đồng thời tăng lượng hữu cơ cho đất.
Chống xói mòn
Nếu ca cao được trồng xen trên các vườn điều hoặc cây ăn quả có địa hình dốc (nhưng chủ động được nước tưới). Để chống xói mòn, ca cao cần được trồng trên các hàng đồng mức kết hợp với các bờ cản nước hoặc hàng rào cỏ Vetiver. Hàng rào chống xói mòn bằng cỏ Vetiver cho thấy có rất nhiều ưu điểm và dễ thực hiện do cỏ thích ứng rất rộng với các điều kiện môi trường khác nhau, lá dùng để giữ ẩm trong mùa khô, rễ có đặc tính xua đuổi mối và là môi trường thích hợp cho sự phát triển các vi sinh vật đất phân giải thuốc bảo vệ thực vật.
SÂU BỆNH HẠI CÂY CA CAO
CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHÍNH
Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.)
Triệu chứng và tác hại: Chích hút nhựa trái, chồi non, cành non. Các vết chích bị thâm đen, các trái non bị chích thường héo khô, trái lớn bị chích có nhiều vết thâm phát triển dị dạng, ít hạt và nhiều nguy cơ bị nấm hại xâm nhập.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt cành nhánh không cần thiết. Có thể phun các loại thuốc như Fenobucarb (Bassa, Bascide, Bassan), Diazinon (Basudin, Vibasu), Dimethoate (Bi 58, Bian, Dithoate). Phun thuốc vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp. Bọ xít muỗi có thể phòng trị rất hữu hiệu bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus trong vườn ca cao.
Bọ xít muỗi có thể phòng trị rất hữu hiệu bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus trong vườn ca cao.
Sâu hồng (Zeuzera sp.)
Triệu chứng và tác hại: Sâu thường đục phần ngọn thân và các cành rồi đùn phân và mạt cưa ra ngoài miệng lỗ đục và rơi xuống đất. Những cành ca cao bị đục sẽ bị héo rồi chết khô.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sau đó cắt các cành bị hại và đốt để diệt sâu nằm bên trong thân. Các loại thuốc được sử dụng như Cartap (Mapan, Padan, Vicarp), Fipronil (Regent, Brigant) hoặc Cypermethrin (Carmethrin, Cyper, Sherpa, Alpha Cypermethrin) xịt vào nơi sâu thích đục lỗ như đầu cành non, chồi non. Có thể pha loãng thuốc bơm vào lỗ đục hoặc nhét thuốc hạt.
Bọ cánh cứng hại lá (Adoretus spp, Apogonia spp) Bọ cánh cứng ăn lá ca cao thuộc nhiều loài khác nhau như bọ nâu, bọ xám, bọ hung kim.
Triệu chứng và tác hại: Chủ yếu phá hại vào ban đêm, ban ngày trú ngụ nơi tối hay dưới đất. Bọ ăn lá tạo những lỗ khuyết trên lá làm giảm diện tích quang hợp. Với ca cao trưởng thành sự tác hại không đáng kể nhưng cây con và cây trong giai đoạn vườn ươm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển.
Biện pháp phòng trừ: Phun lá với các loại thuốc vị độc hoặc tiếp xúc như Carbaryl (Sevin, Carbavin, Sebaryl), Cypermethrin (Sherpa, Cyper, Carmethrin), Dimethoate (Bi 58, Bian, Dithoate) hoặc trộn vào đất thuốc Diazinon (Basudin, Vibasu) hạt theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Câu cấu
Triệu chứng tác hại: Quan trọng đối với ca cao còn nhỏ. Thành trùng gặm vỏ thân/cành còn xanh hoặc bánh tẻ, ăn lá non nhất là lá non vừa nhú khỏi chồi. Cây bị hại còi cọc, không phát triển và có thể chết. Đối với cây lớn trên 18 tháng tuổi sự tác hại của côn trùng này không nguy hiểm.
Cây ký chủ khác của câu cấu là dâm bụt vốn có rất nhiều quanh vườn ca cao. Do đó, muốn trị câu cấu có hiệu quả cần thay thế cây hàng rào này bằng loại khác hoặc phải phun thuốc cùng lúc khi xử lý cây ca cao.
Biện pháp phòng trừ: Phun các loại thuốc có hoạt chất L-Cyhalothrin, Decamethrin (Decis) hoặc Cypermethrin (Sherpa, Cyper, Carmethrin). Thuốc lưu dẫn Carbofuran (Furadan) dạng hạt cho thấy rất hiệu quả khi rải lên vùng rễ của cây ca cao. Thuốc được rễ hấp thu và vận chuyển vào thân và lá.
Rầy mềm (Toxoptera sp.)
Triệu chứng và tác hại: Rầy mềm sống tập trung và chích hút nhựa cây trên các chồi non, lá non, trái non làm cây chậm phát triển, trái khô héo. Thường có các loài kiến sống kếp hợp với loài rầy này.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ, có thể phun các loại thuốc như Trebon 10EC, Bassa 50EC, Mipcin 50EC, Servin 85WP theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Rệp sáp (Planococcus citri)
Triệu chứng và tác hại: Rệp sáp sống bám vào cuống, lá, trái, thân, quả non hay cổ rễ để hút nhựa làm cây, trái chậm phát triển và còi cọc. Rệp tiết ra chất hơi dính như mật ong nên thường có nhiều loài kiến sống kết hợp với rệp. Trường hợp có kiến đen ca cao, không cần phải phun thuốc.
Biện pháp phòng trừ: Cần chú ý theo dõi để phát hiện những ổ rệp sáp mới hình thành, tránh lây lan. Có thể diệt rệp sáp bằng cách phun các thuốc trừ sâu như Methidathion (Supracide, Suprathion), Fipronil (Regent, Brigant).
Sâu khoang (Prodenia litura)
Triệu chứng và tác hại: Sâu non sống tập trung và tấn công ca cao bằng cách chỉ gặm phần thịt lá, chừa lại màng và gân lá. Sâu lớn sống rải rác và ăn khuyết lá. Sâu phá hại mạnh vào ban đêm, ngày ẩn nấp ở dưới đất, trong các lá khô, cỏ dại.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời. Phòng trừ sâu bằng thuốc trừ sâu như Padan 95SP, Elsan 50EC, Ofatox 400 EC, Sumithion 50ND.
Sâu đo xám (Hyposidra talaca)
Triệu chứng và tác hại: Sâu cắn phá trên các bộ phận của cây từ lá, chồi non, hoa và trái. Đối với cây con sâu cắn lá non, chồi ngọn làm héo ngọn cây hay gây chết cành. Đối với cây lớn sâu cắn phá nụ hoa, hoa hay trái làm cho hoa trái bị hư và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phòng trị kịp thời. Phòng trừ sâu bằng thuốc trừ sâu như Cartap (Padan, Mapan, Vicarp), Phenthoate (Elsan, Nice, Forsan, Phenat), Fenitrothion (Ofatox).
Sâu bao (Pagodiella hekmeyeri)
Triệu chứng và tác hại: Sâu non có màu nâu xám trú ngụ trong những bao tự làm bằng cách nhả tơ kết những lá hay cành cây. Sâu non cắn phá lá và cành non, vỏ cành già và thân cây. Trường hợp phá hại nặng làm cây trụi lá, chồi non làm cây bị còi cọc.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm, có thể bắt bằng tay hoặc sử dụng các loại thuốc như Terex, Diptecide, Mace, Lancer.
Sâu đục vỏ trái (Cryptophlebia encarpa).
Triệu chứng và tác hại: Sâu đục luồn quanh vỏ trái tạo các đường rãnh. Làm rụng trái non, giảm năng suất trái lớn.
Biện pháp phòng trừ: Trong trường hợp bị nặng phun thuốc có gốc cúc tổng hợp Deltamethrin (Decis, Deltaguard). Trái, vỏ trái bị sâu phải được chôn để tránh sâu hoặc trứng có sẵn trên trái phát triển thành thành trùng.
Sâu đục vỏ thân/thân (Endoclita hosei)
Triệu chứng và tác hại: Lúc đầu sâu đục thành những rãnh ở lớp vỏ cây sau đó đục vào thân cây. Mùn cưa đục từ thân kết hợp với chất keo do sâu tiết ra bao phủ các đường rãnh để bảo vệ sâu non.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng Fipronil (Regent, Brigant), Cartap (Mapan, Padan, Vicarp).
Chuột và sóc
Chuột và sóc thích ăn lớp cơm ngọt bao quanh hạt ca cao. Thường chúng cắn phá quả ca cao bằng cách khoét lỗ để moi hạt. Khi chuột và sóc gây thiệt hại nặng cần phải tổ chức diệt trừ bằng cách dùng bả độc hoặc gài bẫy.
Mối
Mối là một trong những côn trùng chính phá hại ca cao trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhất là ở các vùng đất mới khai phá, gần rừng, trong vườn điều, vườn rừng hoặc vườn có cây che bóng đã thiết lập. Thiệt hại về mối có thể lên trên 50% trong vòng hai tuần lễ sau khi trồng, do đó phải chú ý phòng trừ ngay từ đầu.
Biện pháp phòng trừ: dùng thuốc trừ sâu có hoạt chất Imidacloprid (Confidor, Admire) hoặc Chlorpyrifos (Mapy, Lentrek, Pyrinex, Losban). Phun dưới đáy và quanh thành hố trồng trước khi đặt cây vào. Sau khi trồng xong phun trên mặt đất nơi trồng cây và toàn thân cây.
Lưu ý, Furadan vốn hay dùng để diệt mối nhưng không có hiệu quả khi sử dụng ở Miền Đông và Tây Nguyên.
Sâu đục trái (Conopomorpha cramerella)
Đây là loại sâu hại nguy hiểm nhất cho ngành trồng ca cao. Nếu không phòng trị có thể 100% trái bị tấn công. Việt Nam hiện chưa có loại sâu này, nhưng cần phải theo dõi để phát hiện và phòng trị kịp thời là rất cần thiết (có hướng dẫn sau).
BỆNH HẠI CA CAO
Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (Phytophthora palmivora)
Đây là bệnh chính trên ca cao. Bệnh xuất hiện mọi nơi, mọi bộ phận (lá, thân, hoa) qua mọi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng từ vườn ươm cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, trong môi trường có độ ẩm cao. Ngoài ca cao, Phythophthora palmivora còn có các ký chủ khác như sầu riêng, cao su, bơ, đu đủ.
Bệnh phát tán từ hai nguồn chính là đất và trái bệnh: Từ đất: Nước mưa làm đất có mầm bệnh văng bám lên cây, lên lá; kiến và mối tha đất có mầm bệnh làm tổ trên thân cây; Từ trái bệnh: Bào tử phát tán do gió, nước mưa, côn trùng (bọ cánh cứng Scolytid và Nitidulid).
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống kháng; Hái bỏ ngay trái bệnh đem chôn để tránh bào tử phát tán do gió, nước mưa và côn trùng; Tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng, giảm độ ẩm dưới tán lá trong vùng thân/cành mang trái; Điều chỉnh mật độ cây che bóng thích hợp để đủ ánh sáng và thông thoáng trong vườn ca cao.
Sử dụng thuốc: Dùng thuốc gốc đồng (Champion, Kocide, Coc 85,...) hoặc Metalaxyl phun định kỳ để phòng. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh nên phun Fosetyl-Al (Aliette, Alpine, Fungal) hoặc Metalaxyl (Ridomil, Mataxyl, Rampart).
Bệnh loét thân, nếu phát hiện sớm dùng dao cạo bỏ phần vỏ bệnh sau đó bôi thuốc gốc đồng, Metalaxyl hay Fosetyl-Al. Bệnh cũng được trị rất hiệu quả nếu sử dụng Potassium phosphonate (Agri-Fos 400, Foli-R-FOS-400) chích thẳng vào mạch gỗ thân cây.
Cách sử dụng Potasium phosphonate: Pha loãng thuốc để đạt nồng độ thuốc 200 g/l ai potassium phosphonate. Chích 20 ml/cây (cây có đường kính < 10 cm) hoặc chích 40 ml/cây (cây có đường kính 10 - 20 cm). Để phòng ngừa cần chích 1 lần/năm vào đầu mùa mưa khi cây ra lá mới. Nên chích thuốc vào buổi sáng. Nơi có nguy cơ bệnh cao, cần chích 1 lần/6 tháng. Chích thuốc cũng làm giảm tỉ lệ thối trái rất hiệu quả.
Bệnh vệt sọc đen (Oncobasidium theobromae)
Bệnh vệt sọc đen cũng còn được gọi là bệnh VSD (Vascular Streak Dieback). Bệnh phát triển và phát tán chủ yếu khi mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Bào tử phát tán vào sáng sớm (3 - 9 giờ sáng) và xâm nhập vào lá non trên cành. Từ khi bào tử xâm nhập đến khi có biểu hiện bên ngoài kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Trong thời gian đó các đợt lá mới phát triển nên lá bệnh được nhìn thấy ở vị trí sau một đợt lá kể từ ngọn đếm ngược vào.
Triệu chứng tác hại:
- Một hoặc nhiều lá nằm sau đợt lá cuối cùng có màu vàng với những đốm xanh. Đôi khi triệu chứng chỉ biểu hiện rìa lá bị khô.
- Thân sần sùi với những mụt nhỏ do bì khổng nở rộng.
- Nhiều chồi bên phát triển nhưng không bao giờ hoàn chỉnh.
Đối với cây con triệu chứng không đặc trưng như cây lớn. Thường cây con nhiễm bệnh biểu hiện bên ngoài lớn chậm, lá vàng, lá chân rụng sớm, khoảng cách giữa các lá ngắn.
Những triệu chứng nêu trên chỉ giúp người quan sát dễ phát hiện chứ chưa thể khẳng định bệnh VSD. Cần kiểm tra tiếp triệu chứng quan trọng sau:
- Lột vỏ hoặc chẻ dọc đoạn cành nhiễm bệnh thấy có những sọc đen. Triệu chứng này được dùng để đặt tên bệnh.
- Các bó mạch tại sẹo lá thâm đen nên khi cắt ngang bề mặt thấy có 1-3 đốm đen tương ứng với 3 bó mạch dẫn. Đây là triệu chứng tin cậy nhất và dễ kiểm tra để xác định bệnh khô ngược cành. Khi bệnh tiến triển mạnh cành khô và chết ngược dần từ ngọn vào.
Biện pháp phòng trừ: Biện pháp phòng chủ yếu là sử dụng giống kháng, tỉa cành thông thoáng để giảm ẩm độ không khí. Khi cành bị nhiễm bệnh, tỉa bỏ cành cách nơi có triệu chứng bệnh (sọc đen nơi mô mộc) khoảng 30 cm về phía gốc. Đối với cây con bị bệnh (giai đoạn vườn ươm hoặc 1 năm tuổi sau khi trồng) nên nhổ bỏ và thay cây khoẻ mạnh khác. Nấm không phát triển tiếp tục trên cành đã tỉa bỏ nên không cần phải chôn, đốt hoặc chuyển đi nơi khác.
Dùng Triadimenol (Bayfidan) nồng độ 2.5ml/10l nước, phun 1 tuần/lần. Theo Flood và cộng sự (2004) có thể dùng thuốc lưu dẫn Propiconazole quét vào thân cây hoặc phun vào cây con trong giai đoạn vườn ươm.
Bệnh héo rũ (Ceratocystis fimbrata)
Triệu chứng và tác hại: Khởi đầu héo rũ một vài cành, lá chuyển sang màu nâu nhưng vẫn dính trên cành, sau đó toàn bộ cây chết.
Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở những cây đã bị mọt đục cành. Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ cần hạn chế gây ra vết thương trên cây và xử lý bằng thuốc trừ nấm như Mancozeb (Dithane, Mancozeb), Carbendazin (Carben, Carbenvil, Vicarben).
Bệnh nấm hồng (Corticium salmoncolor)
Triệu chứng và tác hại: Bệnh thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa, ở những vườn ca cao quá ẩm và rợp do tán lá dày và mật độ cây trồng cao. Nấm tấn công ở những cành đã hoá nâu. Nấm bệnh lúc đầu có màu mốc trắng nhưng dần chuyển sang màu trắng hồng, hoặc vàng. Tên bệnh được đặt theo màu của nấm trong giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn nấm phóng thích bào tử và phát tán mầm bệnh. Nấm mọc sâu vào phần gỗ cành. Lá phần trên của cành nhiễm bệnh sẽ vàng và khô nhưng vẫn lưu trên cành một thời gian. Cành khô nâu và chết, lớp vỏ thân cành bị tách ra từng mảng.
Nếu điều kiện nắng khô trở lại, bệnh phát triển chậm lại và cây có thể phục hồi nhưng dễ tái phát nếu mưa trở lại mà không có biện pháp cải thiện như vệ sinh đồng ruộng hoặc xử lý thuốc.
Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ biện pháp chính là làm tăng độ thông thoáng của tán lá bằng cách tỉa cành hợp lý và giảm bóng che. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách tỉa cành thường xuyên. Cành bệnh được bỏ bằng cách cắt dưới đường ranh (phần tiếp giáp giữa vùng có nấm mọc và không) 30cm. Những cành bệnh cần được đốt bỏ. Nếu cành bệnh có đường kính lớn, nên quét lên thân các loại thuốc có gốc đồng (Champion, Fungunran, Kocide, Benlat), Propiconazole (Tilt, Zoo, Lunasa, Tiptop) hoặc (Validamycin A (Validacin, Vanicide).
Bệnh hại rễ (Rigidoporus lignosus, Ganoderma pseudoferum, Phellinus noxius, Rosellinia bunodes)
Triệu chứng và tác hại: Rễ ca cao có thể bị trắng, bị hoá nâu, hoá đen hoặc nứt cổ rễ gây ra bởi nhiều loại nấm khác nhau. Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, xử lý hố trước khi trồng, tránh trồng nơi đất khó thoát nước, tránh tổn thương rễ.
Phòng trị bằng các loại thuốc trừ nấm: Propiconazole (Tilt, Zoo, Lunasa, Tiptop), Iprodione (Rovral, Cantox) phun trực tiếp quanh gốc. Đào rễ bệnh đốt bỏ. Không trồng lại nơi có cây bệnh cho đến khi những rễ còn sót lại của cây bệnh bị mục hoàn toàn.
Bệnh khô thân (Algal rust)
Triệu chứng và tác hại: Thân, cành bị nắng chiếu trực tiếp làm tổn thương mô dưới biểu bì. Sự tổn thương càng trầm trọng khi đang nắng gắt cây gặp nước (do mưa hoặc tưới). Mô tổn thương bị tạp nhiễm các loại nấm như Collectotrichum, Fuzarium,... và tảo. Tảo không làm hại cây nhưng các loại nấm hại phát triển và làm khô chết cành.
Lớp tế bào dưới biểu bì thân/cành có màu sậm như hiện tượng cháy nắng, sau thời gian bào tử màu vàng cam xuất hiện từ vùng nhiễm bệnh. Lá nhỏ, kém phát triển có màu nhạt. Cây ít hoặc không có lá non. Bệnh thường xảy ra cả mùa khô lẫn mùa mưa, đặc biệt là đối với những cây ca cao thiếu bóng che hoặc bị tỉa quá nặng để ánh sáng chiếu trực tiếp vào thân cành trong thời gian dài. Bệnh phát triển mạnh trong khoảng giao mùa nắng mưa. Ca cao ở Miền Đông và Tây Nguyên rất hay bị bệnh này.
Biện pháp phòng trừ: giữ cho thân cành đủ bóng che, thúc phân và tưới nước đầy đủ để lá mới phát triển nhanh che phủ cây, tăng tăng bóng che của cây che bóng. Củng cố hàng cây chắn gió. Xử lý cây đang bệnh bằng cách phun hoặc bôi các loại thuốc có gốc đồng (Copper-B, Champion, Copperzine, COC 85).
THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ CA CAO
THU HOẠCH TRÁI
Chỉ thu hoạch khi trái đã chín là lúc trái có màu vàng hoặc đỏ cam tuỳ theo giống. Trái chín thuận lợi cho việc lên men, hàm lượng bơ trong hạt cao và có hương thơm tốt nhất.
Trái chưa chín sẽ khó bóc hạt và khi lên men chất lượng hạt kém (hạt chai, xám). Trái chín quá dễ bị hư do sâu bệnh, chuột, sóc phá hại hoặc hạt nẩy mầm trong trái (đối với một số giống).
Dùng kéo tỉa cành hoặc dao bén để cắt cuống trái nhằm tránh làm tổn thương đệm hoa sẽ ảnh hưởng xấu tới sự ra hoa kết trái ở các vụ sau.
TỒN TRỮ TRÁI
Một trong những kỹ thuật nâng cao chất lượng ca cao là tồn trữ trái. Trái ca cao được thu hoạch cẩn thận, tránh làm nứt dập và trữ vào nơi thoáng mát từ 7-9 ngày khi lên men có chất lượng cao nhất. Hạt khi đã tách khỏi trái cần phải ủ ngay trong ngày.
ĐẬP TRÁI - TÁCH HẠT
Trái được đập vào lưỡi dao gắn ngược có bề dày cố định để tránh bị hư hạt bên trong. Hạt được tách khỏi lõi trái (thai toà) là bộ phận nơi hạt dính vào, không để lõi, vỏ trái lẫn vào hạt vì người thu mua xem đây là tạp chất và sẽ hạ tiêu chuẩn sản phẩm.
Ủ HẠT/ LÊN MEN
Trong quá trình lên men màu của tử diệp được chuyển từ màu tím sang nâu sô cô la. Khi lên men nhiều quá trình hoá học xảy ra làm giảm vị đắng, chát và tạo các tiền chất của hương thơm ca cao. Chất lượng ca cao được quyết định phần lớn do kỹ thuật lên men.
Các phương pháp lên men/ ủ hạt ca cao:
Ủ đống: Hạt cacao được đổ đống thành hình nón trên lớp lá chuối được xếp tròn trên mặt đất. Bên dưới lá chuối kê các cành cây để tạo độ thoáng và giúp dịch nhầy chảy ra dễ dàng. Tủ kín bằng lá chuối trên bề mặt khối hạt nhằm giữ hơi nóng trong suốt thời gian ủ, nếu trời lạnh có thể phủ thêm bao. Đống hạt có thể từ 25-2500 kg hạt tươi.
Ủ thùng: Ca cao được chứa trong thùng gỗ có đục lỗ ở đáy. Chiều dài và rộng của thùng có thể thay đổi tuỳ theo lượng hạt, nhưng chiều cao khối hạt không nên vượt quá 50cm. Khối lượng ủ từ 50-1000 kg.
Ủ thúng: Lót lá chuối vào thúng tre nhưng phải để nước dễ thoát ra khỏi thúng trong quá trình lên men; đổ đầy hạt, đậy thúng lại bằng lá chuối hoặc bao gai để giữ nhiệt. Hai ngày sau khi ủ, trộn đều hạt bằng cách đổ từ thúng này sang thúng khác. Với khối lượng hạt nhỏ, ban ngày nên đặt thúng dưới ánh nắng mặt trời để tăng nhiệt độ.
ĐẢO TRỘN KHỐI HẠT
Quá trình lên men kéo dài 5 - 6 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ khối hạt và môi trường chung quanh. Sau khi ủ 48 giờ phải đảo trộn khối hạt lần đầu và đảo trộn lần hai sau 96 giờ (4 ngày). Quá trình lên men tốt khi khối hạt đạt từ 48 – 500C trong giai đoạn lên men hiếu khí.
LÀM KHÔ HẠT
Hạt sau khi lên không cần phải rửa vì sẽ làm vỏ mỏng, dòn, dễ vỡ tạo đều kiện cho nấm móc xâm nhập và phát triển. Hạt được làm khô ngay bằng cách phơi nắng hay sấy để độ ẩm từ 60% xuống khoảng 7,5 - 8%. Nếu ẩm độ hạt cao hơn 8% nấm mốc dễ phát triển, ngược lại nếu hạt quá khô, ẩm độ nhỏ hơn 7%, hạt sẽ dòn dễ vỡ. Nhiệt độ trong quá trình phơi sấy không nên vượt quá 650C, thời gian phơi sấy thường kéo dài từ 3 - 10 ngày.
TỒN TRỮ HẠT
Hạt khô sau khi loại bỏ tạp chất và phân loại theo kích cỡ hạt, được cho vào bao và được tồn trữ nơi khô ráo, thoáng mát. Do hàm lượng chất béo cao trong hạt nên ca cao rất dễ hấp thu các mùi lạ làm giảm phẩm chất. Hạt tồn trữ phải tránh xa nguồn khói, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,...
Nếu lưu trữ hạt ca cao lâu, cần hun trùng để trị sâu mọt đục hạt bằng phosphine (aluminium phosphide) trong 96 giờ.
CHẤT LƯỢNG HẠT
Ngoài yếu tố di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng hạt, độ chín của trái sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo. Trái chưa chín hàm lượng chất béo thấp vì 50% chất béo được tổng hợp trong 6 tuần lễ cuối cùng.
Chất lượng hạt còn liên quan đến độ đồng đều của hạt trong một lô hàng. Thành phần vật lạ, tỉ lệ hạt lép, côn trùng sống và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm giảm chất lượng của lô hạt. Tiêu chuẩn về chất lượng hạt được quy định theo từng quốc gia hoặc từng hợp đồng mua bán cụ thể.
Để sản xuất được sô cô la có chất lượng cao, các nhà chế biến đều mong muốn có được hạt ca cao với các đặc tính chính như sau:
- Hạt có mùi sô cô la đặc trưng sau khi chế biến.
- Hạt không có mùi, vị lạ như mùi mốc, khói và không có vị quá chua và đắng.
- Hạt có trọng lượng lớn, độ đồng đều cao, tối thiểu 1g/hạt.
- Hạt được lên men đầy đủ, được phơi nắng để có ẩm độ 7,5 - 8%.
- Hạt không có dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn, côn trùng và tạp chất.
- Hàm lượng acid béo tự do <1%.
- Hàm lượng bơ từ 50 - 58%, bơ có độ cứng cao.
- Hàm lượng vỏ 11 - 12%.
Bón lót Thực hiện bón lót trực tiếp vào từng hố trồng, sau khi quá trình đào hố được hoàn thành. Sử dụng liều lượng khoảng 70 – 100 kg/ 1000m2/lần bón lót cho vườn trồng cây ca cao bằng phân hữu có 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1. Bón phân xuống hố trồng, tiến hành lấp đất lên bằng miệng hố, phơi ải khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu trồng cây con. Bón thúc Việc bón thúc cho cây ca cao trong từng giai đoạn sẽ có những yêu cầu, những lưu ý riêng. Tuân thủ đúng kỹ thuật trong bón phân cho giống cây trồng này sẽ tạo điều kiện cho mỗi cây trồng có thể sinh trưởng thuận lợi, đem lại năng suất lý tưởng: Bón thúc trong vườn ươm: Sử dụng một số loại phân bón như NPK Khang Nông 16-16-8, bón với liều lượng khoảng 20 – 30 kg/ 1000m2/ lần. Bón thúc trong giai đoạn kiến thiết: Thực hiện làm 4 đợt vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, một lần vào mùa khô với liều lượng là 30 – 40 kg/ 1000m2/ lần bằng phân bón NPK Khang Nông 20-20-15, Bón thúc trong giai đoạn kinh doanh: Bón thúc cho cây ca cao trong giai đoạn này khoảng 3 lần mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sử dụng lượng phân bón khoảng 40 – 50 kg/ 1000m2/ lần với một số loại như NPK Khang Nông 17-7-17, NPK Khang Nông 12-12-18, hoặc NPK Khang nông 16-9-21.
Ghi chú: - Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ. - Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu nước nên hiệu quả phân bón thấp
Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều.
Bước 3: Xác định số lần bón phân: - Phân vô cơ: + Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm (4 – 6 lần). Nếu có điều kiện nên bón hàng tháng sẽ cho kết quả tốt hơn. Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá. + Giai đoạn kinh doanh: Chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Tuy nhiên tùy theo điều kiện đất, công lao động của từng nơi mà lượng phân và lần bón trên có thể tăng hay giảm và nên tập trung bón trong mùa mưa. Nhưng hai thời điểm đặc biệt trong giai đoạn kinh doanh cần bón phân là lúc hình thành trái và trước khi thu hoạch 2 tháng. - Phân hữu cơ, vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa. - Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm. * Bước 4: Xác định cách bón: - Bón gốc: + Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều. + Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt (cây ca cao có bộ rễ ăn nông chỉ từ 0 - 30 cm). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây ca cao chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm tùy theo độ lớn của cây. Tủ lên môt lớp đất mỏng và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên. Nhưng từ năm thứ 4 (thời kỳ kinh doanh) bón bằng cách rải phân theo hình chiếu của tán, rồi lấy đất vùi lấp lại hoặc phủ lại bằng lá mục... - Phun trên lá: + Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng như Supper Zinc K. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. + Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá. * Bước 5: Tiến hành bón phân cho ca cao - Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 7 – 10 ngày. - Bón thúc: Bón theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Ngoài ra, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế để bón phân hợp lý và thu được lợi nhuận cao nhất.