Trước khi nói về kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây trồng thì trước hết phải hiểu hữu cơ vi sinh là gì?
Phân vi sinh hay phân bón vi sinh là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản chất phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
1/ Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh:
- Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
- Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,
- Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.
- Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,..
- Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố định đạm,…
- Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
- Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Khang Nông Cao Cấp KN 1-1-1
2/ Lợi ích của Bón Phân Hữu cơ vi sinh đối với Đất và cây trồng:
Theo nghiên cứu của nhiều cơ quan khoa học trên thế giới đều cho thấy: Phân ủ cho năng suất cây trồng cao, nhất là phân ủ vi sinh được xem là yếu tố tốt trong việc cải tạo đất. Các loại phân ủ đã góp phần không nhỏ trong quá trình cải tạo đất trồng và góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
♦ Cải tạo đất trồng: Phân bón hữu cơ vi sinh có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Khang Nông Organic - Thay Thế Phân Chuồng
♦ Hạn chế sự rửa trôi và sói mòn: Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ liên kết, làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
♦ Cân bằng hệ vi sinh trong đất, tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp dưỡng chất cho đất: hệ vi sinh trong Hữu cơ vi sinh là giúp cải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do đó cây trồng sẽ có hệ sinh thái tốt, cây trồng phát triển mạnh, nuôi được cây, dưỡng được trái, mang lại nông sản giá trị cao, hiệu suất kinh tế vượt bật, nông sản sạch xuất khẩu đi các nước với giá trị kinh tế cao.
♦ Không gây ô nhiễm môi trường: hữu cơ vi sinh bền vững , trong lành với mơi trường, tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
♦ Tết kiệm chi phí: Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp
Do trong thành phần phân hữu cơ vinh sinh có rất nhiều vi sinh vật ( được nhà sản xuất bổ sung vào) chúng ta KHÔNG sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất …. Tốt nhất là khi bạn dùng chất oxy hóa cao để diệt nấm bệnh cho cây trồng trước khi sử dụng phân bón hữu cơ là 2 tuần. Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên. Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.
3/ Kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh như thế nào tùy vào cây trồng, giai đoạn, mùa vụ nào
- Hữu cơ vi sinh: dùng bón lót hay bón thúc đều được nhưng đối với cây ngắn ngày sử dụng để bón lót là chính. Bón lót rải đều khi làm đất rồi cầy vui hay bón theo hàng, hốc rồi phủ một lớp đất mỏng rồi gieo trồng. Đối với cây trồng lâu năm bón thúc bằng cách đào rãnh, rải phân và phủ một lớp đất mỏng hay rải đều phần theo chiều rộng tán cây rồi tưới nước. Với một số cây trồng khác có thể bón theo hốc, theo hàng .
- Phân vi sinh phát huy hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do làm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài, vùng chưa canh tác những loại cây trồng có các loại vi khuẩn cộng sinh. Tuy nhiên, phân có nhược điểm là có hạn sử dụng, vì vi sinh vật cần có các chất hữu cơ làm thức ăn nhưng trong phân vi sinh hàm lượng các chất hữu cơ rất ít, nguồn chất hữu cơ có hạn. Đây cũng là lý do cho các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh ra đời, để có sản phẩm phân bón chất lượng hơn và thể kéo dài thời hạn sử dụng của phân bón.
Phân Bón Hữu Cơ Khoáng Chuyên Dùng Cho Thanh Long
4/ Phân bón vi sinh dùng cho loại cây nào?
Phân bón vi sinh có thể dùng cho tất cả các loại cây từ ăn quả, rau xanh đến cây cảnh, cây công nghiệp…đều được.
- Đối với cây ngắn ngày: dùng phân vi sinh chủ yếu dùng để bón lót.
- Đối với cây rau: 10 – 15kg/ sào
- Đối với cây thu hoạch theo mùa vụ: sau mỗi đợt thu hoạch lại cần bón thêm phân bổ sung
- Đối với cây ăn quả và cây lâu năm:
+ Cuốc và với nhẹ đất ở gốc rồi rắc phân lên sau đó rắc tiếp một lớp đất mòng lên (tỉ lệ 1 – 2 kg/ gốc cây)
+ Lưu ý: với cây ăn quả bón vào 2 thời kỳ mưa xuân (tháng 3 – 4) và mưa ngâu (tháng 7 – 8)
+ Chè: Bón vào rãnh giữa 2 luống, tỉ lệ 0,2 – 0,3 kg/ gốc.
+ Ngô: bón lót trước khi gieo hạt, tỉ lệ 10kg/ sào
+ Lúa: bón ở thời kỳ là cây mạ (2kg/ sào mạ cấy)
+ Hoa: khi hạt giống mới chớm phát triển cần bón vi sinh
Dùng phân bón vi sinh như thế nào?
Phân bón vi sinh được hòa tan trong nước sạch tạo thành dung dịch. Trong quá trình xử lý hạt giống, dung dịch sẽ được trộn chung tạo thành một lớp chế phẩm bao bọc bên ngoài hạt giống (tỉ lệ 100 kg trộn với 1 kg phân vi sinh). Thực hiện trước khi gieo 10 – 20 phút.
Lưu ý nếu xử dụng phương pháp này thì cần tránh làm xây xát hạt giống. Nếu hạt giống đã qua xử lý thuốc trừ sâu thì không nên sử dụng phương pháp này.
Phân bón vi sinh hòa tan cùng với nước dạch thành dung dịch. Rồi đem ngâm rễ cây non vào dung dịch này từ 6-24 giờ.
Lưu ý:
+ Thực hiện nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp,
+ Chỉ ngâm phần rễ cây, không áp dụng với các cây rễ cọc và cây ăn quả.
Đây là phương pháp cho hiệu quả rất cao nhưng mất nhiều thời gian và không tiện lợi cho người sử dụng.
- Bón vào đất: phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất, qua các cách
+ Trộn phân bón vi sinh với đất nhỏ tơi rồ rắc đều vào luống hoặc trải đều trên mặt ruộng.
+ Hoặ ủ /trộn phân bón vi sinh với phân chuồng hoai đem bón thúc sớm,
+ Hòa chế phẩm vào nước sạch tưới trực tiếp vào trong đất.
Làm sao để bón phân vi sinh đạt hiệu quả cao?
+ Muốn đạt hiệu quả cao thì không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong quá trình sử dụng phân bón vi sinh. Không được trộn phân vi sinh với phân hóa học và tro bếp vì sẽ làm chết vi sinh vật
+ Duy trì độ ẩm của đất để các VSV trong đất hoạt động tốt
+ Đối với đất chua nên bón vôi bột trước 2 – 3 ngày rồi mới bón phân vi sinh
Bảo quản phân bón vi sinh vật như thế nào?
+ Cần chú ý thời gian bảo quản phân bón vi sinh để đảm bảo hoạt động sống của các VSV có ích: mùa hè là 1 tháng, mùa đông là 1,5 tháng. Cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát.
+ Đối với các phân bón vi sinh sản xuất trong nước: thời gian cất giữ từ 1 đến 6 tháng (nếu quá thời gian này hoạt tính của các vi sinh vật sẽ giảm mạnh). Vì vậy, khi mua dử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì.
+ Không nên cất trữ phân bón vi sinh ở nhiệt độ cao hơn 30 độ C hoặc có ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm chết VSV