Hướng dẫn bón phân cho cây lúa

20/12/2023 Lượt xem: 2693

Lúa là loại nông sản gắn liền với sự phát triển và văn hóa nghìn năm của người nông dân Việt Nam. Nhu cầu của một trong 5 loại cây lương thực chính của Thế Giới chắc chắn là rất cao và tiềm năng của thị trường là rất lớn. Với thuận lợi về điều kiện khí hậu, đất đai thì việc trồng lúa sẽ giúp tạo nên nguồn doanh thu lớn cho nông dân. Tuy nhiên để có được mùa vụ tốt thì người nông dân cần phải nắm chắc các kỹ thuật và cách bón phân cho lúa nhằm tối ưu và đơn giản hóa quy trình trồng trọt đem lại năng suất cao.

Kỹ thuật và cách bón phân cho lúa theo từng giai đoạn kỹ thuật và cách bón phân cho lúa theo từng giai đoạn

Bón phân cho cây lúa yêu cầu người nông dân phải hiểu một cách đầy đủ và khoa học khi nào là thời điểm cần bón phân và dùng loại phân bón nào. Các kỹ thuật và phương pháp bón cho cây lúa khá cơ bản và dễ thực hiện tuy nhiên cần sự có sự nghiên cứu và chuẩn bị để có kết quả tốt nhất:

Kỹ thuật bón phân cho lúa sau sạ 7-10 ngày (cây con)

Bón lót cho cây lúa là giai đoạn đầu tiên. Ở giai đoạn bón sau sạ cho lúa từ 7-10 ngày cần thực hiện như sau:

  • Sử dụng phân bón NPK Khang Nông.
  • Bón phân vào thời điểm giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây lúa non, đây bước là vô cùng quan trọng để mỗi cây lúa có thể ổn định sớm.
  • Bón đúng thời gian, rải đều phân lên mặt ruộng trước khi thực hiện việc gieo cấy.

Cách bón thúc giúp lúa đẻ nhánh

Cách bón thúc giúp lúa đẻ nhánh

Giai đoạn tiếp theo là thời điểm bón thúc để giúp cây đẻ nhanh hơn. Thông thường, thời gian để thực hiện giai đoạn bón phân này là 18 – 22 ngày sau khi gieo cấy. Việc quan trọng nhất trong thời điểm này là sử dụng đúng lượng và loại phân bón:

  • Trong giai đoạn này lúa cần nhiều Đạm và Lân nên dùng phân bón NPK có hàm lượng đạm và lân cao với lượng 10-15 kg/1000m2/lần.
  • Chú ý liều lượng vừa đủ dựa trên tổng diện tích bón.
  • Đối với lúa được trồng ở loại đất chua cần được chuẩn bị đầy đủ nhằm tằng cường khả năng hạn chế phèn, giảm độc tố có trong đất.

Bón đón đòng cho cây lúa

Bón đón đòng là thời điểm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sản lượng toàn bộ vụ lúa. Cần đầu tư nhiều thời gian và chăm sóc kĩ lưỡng vào thời gian này nhằm đạt được sản lượng từ 6-8 tấn/ha cho một mùa vụ:

  • Thời gian bón đón đòng là từ 38 – 42 ngày sau sạ. Loại phân bón sử dụng trong bón đón đòng là phân NPK Khang Nông Đón Đòng với lượng bón 15-20 kg/1000m2/ lần nhằm đáp ứng nhu cầu cao về Đạm và Kali của lúa trong giai đoạn này.

Phân Bón NPK Cao Cấp Khang Nông Đón Đồng 20-20

  • Đối với giống lúa ít đẻ nhánh nhưng có bông to, hạt nặng thì bón đón đòng cần đặc biệt chú ý để việc nuôi hạt hiệu quả, có bông lúa to.
  • Thời kỳ đón đòng cần bổ sung phân bón NPK có hàm lượng Kali cao giúp bông dài, sáng hạt, chắc hạt.

 

Những điều phải nhớ:

1. Nguyên tắc bón phân N: Nặng đầu nhẹ cuối

· Bón đạm (N) theo nguyên tắc BỐN, BA, HAI, MỘT

· 30-40% cho đợt 1 (7-10 NSS)

· 30-40% cho đợt 2 (18-20 NSS)

· 20% cho đợt 3 (đón đòng 40-50 NSS):khi có trên 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh và nếu cần bón 10% cho đợt 4 lúc lúa trổ xẹt (60-70 NSS).

2. Nguyên tắc bón phân Lân (P):

· Bón sớm từ 0-22 NSS là dứt nếu ruộng có bị xì phèn thì cần thay nước, bón lân, xịt phân bón lá, chờ cho rễ ra trắng sau đó mới được bón Urê hay DAP.

3. Nguyên tắc bón phân Kali:

· Rất cần bón 50kg KCl vào đợt đón đòng, cho hiệu quả cao nhất. Trên đất xám, cát, gò rất cần bón thêm vào đợt 1 (7-10 NSS) 50 kg/ha KCl.

Những điều nên làm:

· Không nên ham phân, đặc biệt là không nên bón thừa phân Urê, DAP vào cuối vụ (lúc lúa làm đòng trở đi).

· Bón đúng theo hướng dẫn: nặng đầu nhẹ cuối, bón đúng ngày và đúng loại, đúng lượng phân đã hướng dẫn.

· Nên bón lân nung chảy (Ninh Bình, Vân Điển) từ 200-400 kg/ha cho xám bạc màu, đất phèn (bón lót hoặc bón thúc đợt 1).

· Đối với phân đạm nên bón hơi thiếu đến vừa đủ sau đó bổ sung bằng phân bón lá.

Những điều không nên làm:

· Bón phân lai rai làm nhiều lần vì sẽ làm tăng nhánh vô hiệu, không có lợi.

· Bón nhiều phân đạm, vượt quá yêu cầu của cây dẫn đến lốp đổ, nhiều sâu bệnh.

· Bón phân lúc trời mưa hoặc ruộng khô nước.

· Bón phân SA trên đất phèn.

Kết

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đúng thời điểm giúp cây lúa phát triển tốt, khỏe mạnh. Có nhiều thông tin, kỹ thuật và cách bón phân cho lúa mà người nông dân cần tìm hiểu khi trồng lúa nhằm giúp quy trình trồng trọt diễn ra thuận lợi, có được những vụ mùa bội thu như ý muốn.

 

Tags:

Bài viết khác

Quy trình bón phân cho cây thanh long

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tăng năng suất, chất lượng của trái thanh long.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây

Là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Brazil và được trồng ở các nước có khí hậu ẩm như: Srilanca và một số nước ở Châu Mỹ. Qua khảo nghiệm, hiện nay cây Chanh dây thích hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới.

Quy trình bón phân hữu cơ cho cây ăn lá

 Rau được trồng trên đất hay giá thể sạch không có mầm bệnh, nguồn nước tưới sạch và không sử dụng phân vô cơ, mà chỉ dùng phân hữu cơ cao cấp như phân hữu cơ vi khoáng, phân hữu cơ ủ vi sinh hoai mục…

Quy trình bón phân cho cây khoai môn

Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phân xóa đói giảm nghep cho một số bà con vùng khó khăn.

Quy trình bón phân cho cây chanh dây

Chanh dây hay chanh leo còn được gọi với tên mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía (Tên khoa học là Passiflora edulis), là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

Hiện nay có rất nhiều loại nho khác nhau chúng ta có thể đưa ra trồng với những yêu cầu, những đặc điểm riêng cần được đảm bảo. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế chúng ta có thể chọn nho xanh, nho đỏ,…

An toàn

Hiệu quả

Tăng Năng suất

messenger