Phân Hữu cơ sinh học là gì? Vì sao nên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học

20/12/2023 Lượt xem: 2548

Tại hội nghị “Phát triển phân bón hữu cơ” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 9/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn chỉ ra, việc sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài đã gây ô nhiễm, thoái hóa đất và thậm chí ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng bền vững, hiệu quả với việc sử dụng phân bón hữu cơ là một xu hướng tất yếu.
      Hiện nay, cũng đã có rất nhiều cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ được ra đời với hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu tên gọi, công dụng, thành phần,… khác nhau. Giữa ma trận về phân bón như bây giờ thì bà con cần phải nắm rõ, hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đưa ra lựa chọn thông minh, lựa chọn những sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp với loại cây trồng bà con đang canh tác để đạt hiệu quả cao trong canh tác nông nghiệp.


I.Phân bón hữu cơ là gì?
     Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.


II.Phân loại phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác,….
Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.

Vậy lựa chọn sản phẩm phân bón hữu cơ nào là tốt và đạt hiệu quả cao nhất?
     Hiện nay, trên thị trường có một số dòng phân bón hữu cơ trong đó có sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học của công ty Khang Nông, đây là một sản phẩm có tính đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp.     

                                       
Phân bón hữu cơ sinh học Khang Nông có những công dụng chính như sau:


1. Phân bón hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
     Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.


    Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.

2. Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định.
      Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
3. Tăng chất lượng nông sản.
      Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.


4. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật trong đất.
     Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.
     Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
    Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.


5. Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
    Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6. Cải tạo đất trồng.
     Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
7. Không gây ô nhiễm môi trường
    Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8. Bón phân hữu cơ giúp bà con tiết kiệm được nước tưới
     Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu ngày nay càng khắc nghiệt nắng nóng hạn hán liên tục xảy ra. Thì vấn đề tiết kiệm nguồn nước tưới là rất cần thiết.
9. Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
      Sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.
      Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

 

Cách sử dụng phân bón sinh học

Tùy vào loại đất sản xuất, giống cây trồng, mà sử dụng phân bón sinh học một cách hợp lý. Khi áp dụng phân bón sinh học để cải tạo đất nên trộn với các giá thể khác như phân chuồng đã hoai mục, tro trấu hay xơ dừa để phân tán tốt lượng vi sinh đều mặt đất.

 

Phân bón sinh học rất thích hợp khi bổ sung vào đầu giai đoạn trồng tức là bón lót hoặc sau mỗi vụ thu hoạch nhằm tăng khả năng ra rễ; giải độc cho đất, phòng bệnh cho rễ cây cũng như giúp bổ sung lại lượng vi sinh vật đã mất trong quá trình canh tác.

Lưu ý: Khi bón phân sinh học cần nên cách ly đối với vôi, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ ít nhất là 5-7 ngày.

 

Với những ưu điểm trên, phân bón sinh học đang ngày càng được người dân ưa dùng. Khang Nông chuyên sản xuất và phân phối các loại phân bón sinh học với chất lượng vượt trội cùng giá thành hợp lý. Liên hệ ngay để được tư vấn.

Tags:

Bài viết khác

🌿 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI HỢP LÝ ĐỂ CANH TÁC HIỆU QUẢ 🌿

Nhắc đến cỏ trong sản xuất nông nghiệp là người ta nghĩ ngay tới những vị khách không mời mà đến và việc tìm đủ mọi cách để tiễn hoặc hạn chế vị khách này bằng nhiều hình thức khác nhau như phun thuốc, cắt, nhổ bỏ,… chỉ với một mục đích là để cho vị khách này không thể tồn tại và phát triển trong vườn của mình. Công việc ấy tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc của người nông dân.

6️⃣ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÂY TRỒNG 💥💥💥

Chúng ta đều biết, chỉ có cây trồng khỏe mạnh thì mới cho ra năng suất cao và lợi nhuận cao nhất. Để chăm sóc cho vườn cây nhà mình phát triển khỏe mạnh đối với bà con nông dân không phải dễ dàng nhưng cũng không phải là điều quá khó.

NHỮNG DẤU HIỆU CHO BIẾT CÂY TRỒNG CỦA BẠN THIẾU DINH DƯỠNG

Ngoài ánh sáng mặt trời, nước, carbon dioxide và oxy, thực vật cần một số chất dinh dưỡng nhất định để tồn tại và phát triển.

SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Sự tăng trưởng và ra hoa của cây trồng bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố sau: dinh dưỡng, cấp nước, cường độ ánh sáng, ôxy và CO2. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

TỈA CÀNH TẠO TÁN, LỢI THÌ CÓ LỢI NHƯNG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Lợi ích của việc tạo tán, tỉa cành trên cây ăn quả - Tạo tán tốt giúp các cành cây được phân bổ và định hướng tốt: tạo không gian đầy đủ cho lá cây tiếp xúc ánh sáng và không khí để tăng diện tích lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp.

✅CHẨN ĐOÁN NHU CẦU DINH DƯỠNG TRUNG VÀ VI LƯỢNG CỦA CÂY TRỒNG

Nếu ví cây trồng là một đứa trẻ, các nguyên tố đa lượng là protein, tinh bột và chất xơ thì các nguyên tố trung, vi lượng sẽ là vitamin. Bởi lẽ, dù nhu cầu về lượng của các dinh dưỡng này là rất nhỏ nhưng vẫn không thể thiếu đối với sự phát triển của cây trồng.

An toàn

Hiệu quả

Tăng Năng suất

messenger