Có nhiều nguyên nhân làm đất bị chua, tức là đất bị axit hóa. Một số nguyên nhân tự nhiên và một số khác là hệ quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Loại đá mang tính axit cao như đá granite hình thành nên đất
- Lượng mưa lớn làm rửa trôi các chất cơ bản: canxi, magie, kali và thay thế bằng hydro làm tính axit của đất tăng lên
- Mưa axit được hình thành từ khí thải sulfur dioxide và nitrogen dioxide của ngành công nghiệp, xe cộ...
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ
- Bón phân đamh amoni liên tục với liều lượng cao
- Các chất dinh dưỡng cơ bản bị mất đi sau mỗi vụ thu hoạch
Tác hại của đất chua
Độ chua của đất là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến năng suất cây trồng sụt giảm
- Khi độ chua của đất tăng cao, các vi chất nhôm, sắt, mangan rở nên độc hại cho cây trồng
- Độ pH thấp còn cản trở hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất
Cách tăng độ pH của đất - Cải tạo đất chua
Quản lý nguồn nước tưới
Chủ động nguồn nước tưới cho cây sẽ giúp cải thiện độ phì đất, tăng độ ẩm, đất tơi xốp và tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tối đa.
Bón vôi, bổ sung dinh dưỡng
Đối với đất bị chua, bà con có thể bón vôi để nâng pH đất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi sự phát triển của cây trồng.
Tăng cường bón phân hữu cơ cho cây như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế,… để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.
Nếu đất trồng qua một thời gian canh tác dài, hệ vi sinh vật suy giảm thì bà con có thể bổ sung các loại vi sinh có ích như nấm đối kháng Trichoderma,…
Làm đất
Đất trồng có độ phì nhiêu thấp thường khô, cứng. Vì vậy, bà con nên xới nhẹ tay, tránh xới đất quá nhiều để tránh thất thoát nước do bốc hơi.
Áp dụng hình thức canh tác hữu hiệu
Trồng xen canh, luân canh để tạo sự đa dạng hoá cho hệ sinh thái cây trồng, gia tăng thu nhập cho bà con nông dân. Hơn nữa, các hình thức trồng trọt này còn giúp tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Trên đây là một số kiến thức giúp bà con nâng cao độ pH của đất, giúp cây trồng phát triển tốt.