KỸ THUẬT TRỒNG NA THÁI CHO NĂNG SUẤT CAO

09/04/2024 Lượt xem: 2560

Là một loại cây ăn quả có nguồn gốc Thái Lan nhưng để trồng được tại Việt Nam là không hề khó bởi sự tương thích về khó hậu và thổ nhưỡng. Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc na Thái như thế nào để đạt được năng suất cao nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Chuẩn bị đất

Đất cát sỏi, đất thịt và đất chua đều có thể trồng được na Thái, tuy nhiên, muốn cho năng suất cao thì nên trồng trên những vùng đất giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Độ pH trung bình từ 5.5 - 6.5.

2. Chọn giống

- Trồng bằng hạt: chọn hạt từ những quả na to, mọc ở ngoài tán

- Trồng bằng ghép mắt hoặc ghép cành: Chọn cành ghép hoặc mắt ghép khỏe mạnh. Phương pháp này cây sẽ hoa nhanh và đều quả hơn.

3. Thời vụ và mật độc trồng thích hợp

- Thời vụ: do điều kiện thời tiết khác nhau nên thời vụ trồng na Thái ở miền Nam và miền Bắc khác nhau. Miền Bắc có thể trồng vào mùa Xuân và mùa Thu. Miền Nam, na Thái nên được trồng trong mùa mưa

- Mật độ trồng: na Thái có tán rộng khoảng 4-5m, do đó có thể trồng với mật độ 2x3m hoặc 3x3m

4. Cách nhân giống

- Nhân giống bằng hạt: do hạt cứng nên trước khi gieo cần đạp nhẹ cho nứt vỏ để hạt nhanh nảy mầm hơn. Xử lý hạt bằng cách ngâm nước ấm và hạt giống sẽ nảy mầm sau 2 tuần. Áp dụng bằng cách trồng này, cây sẽ cho trái sau 2-3 năm chăm sóc

- Nhân giống bằng ghép mắt, ghép cành: có thể ghép trên gốc cây na Thái hoặc gốc cây bình bát bằng cánh ghép mặt hay ghép cành. Phương pháp này sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn.

5. Kỹ thuật trồng na Thái đúng chuẩn

Kỹ thuật trồng na Thái không có nhiều khác biệt so với trông na thường.

Với cách trồng bằng hạt thì sau khi cây đủ lớn sẽ rạch vỏ nilon và trồng vào hố đã đào, nén nhẹ đất quanh gốc và đảm bảo đất ở gốc cây cao hơn 1 chút so với bề mặt xung quanh.

Với na ghép cành, hãy đảm bảo yếu tố kỹ thuật để mắt ghép hoặc cành ghép thuận lợi phát triển.

Sau khi trồng hãy đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây và chú ý bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại bằng các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Hãy tuân thủ các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ và đất phù hợp để cây phát triển tốt.

6. Chăm sóc na Thái sau khi trồng

- Ánh sáng và nhiệt độ phù hợp: na Thái thích ứng tốt với ánh sáng mặt trời trực tiếp và ưa sáng hoàn toàn, vì vậy nên trồng na ở nơi có ánh sáng mạnh, không bị che phủ quá nhiều

- Na Thái ưa độ ẩm trung bình, ko thích hợp môi trường quá ẩm ướt hoặc khô hanh, vì vậy hãy tưới nước đều đặn nhưng tránh cây bị ngập úng

- Nhiệt độ: Na Thái chịu được biên độ nhiệt lớn và chịu rét tốt. Mùa đông cây rụng lá và không sinh trưởng, mùa xuân cây mọc lá mới. Chính điều này cho thấy na Thái rất phù hợp để trồng ở khu vực miền Bắc nước ta.

- Tưới nước

Tưới định kỳ 2-3 ngày/lần khi cây được 3 tháng tuổi. Vào mùa khô hanh cần tăng lượng nước tưới. Mùa mưa cần thoát nước để cây không bị úng nước. Dọn cỏ dại thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính.

- Bón phân: lượng phân bón sẽ khác nhau trong từng thời điểm sinh trưởng khác của cây. Nên bón phân chuổng cho cây trước mùa mưa và sau khi thu trái để cung cấp dinh dưỡng phục hồi cây sau thu hoạch.

Ngoài ra, bà con cần sử dụng thêm phân khoáng. Hãy bón 0.5kg NPK 16-16-8 cho mỗi cây trong năm đầu tiên, những năm sau chỉ cần tặng lượng thêm 0.5kg

- Kiểm soát côn trùng gây hại: Rếp sáp là loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây na. Chúng bám dưới lá na khi cây chưa có quả, khi có quả, chúng bám lên quả để hút nhựa khiến quả na bị nhạt và làm mất mỹ quán, khó bán trên thị trường.

Khi có rệp sáp tấn công cần sử dụng thuốc đặc trị để phun vào lá và quả khi còn non hoặc cuối vụ khi không có quả,  không xịt khi quả sắp chín.

7. Thu hoạch na Thái

Khi quả na chín, sẽ xuất hiện màu trắng ở kẽ ranh giới giữa 2 mắt. Các kẽ sẽ dày lên và đỉnh múi thấp xuống. Đó là những dấu hiệu quả na mở mắt. Khi thu hoạch nên sử dụng kéo để cắt na, không nên dùng tay vì lặt hái sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Khi thu hoạch nên lót lá để na không bị cọ xát làm xấu trái. Sau khi thu hoạch nên vận chuyển na Thái Lan  đến nơi tiêu thụ ngay.

Công ty Cổ Phần Khang Nông sẽ luôn đồng hành cùng bà con và mang đến những thông tin, sản phẩm hữu ích nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý bà con vui lòng liên hệ tới Hotline bên dưới.

Chúc Quý bà con những vụ mùa bội thu!

Tags:

Bài viết khác

🌿 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI HỢP LÝ ĐỂ CANH TÁC HIỆU QUẢ 🌿

Nhắc đến cỏ trong sản xuất nông nghiệp là người ta nghĩ ngay tới những vị khách không mời mà đến và việc tìm đủ mọi cách để tiễn hoặc hạn chế vị khách này bằng nhiều hình thức khác nhau như phun thuốc, cắt, nhổ bỏ,… chỉ với một mục đích là để cho vị khách này không thể tồn tại và phát triển trong vườn của mình. Công việc ấy tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc của người nông dân.

6️⃣ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÂY TRỒNG 💥💥💥

Chúng ta đều biết, chỉ có cây trồng khỏe mạnh thì mới cho ra năng suất cao và lợi nhuận cao nhất. Để chăm sóc cho vườn cây nhà mình phát triển khỏe mạnh đối với bà con nông dân không phải dễ dàng nhưng cũng không phải là điều quá khó.

NHỮNG DẤU HIỆU CHO BIẾT CÂY TRỒNG CỦA BẠN THIẾU DINH DƯỠNG

Ngoài ánh sáng mặt trời, nước, carbon dioxide và oxy, thực vật cần một số chất dinh dưỡng nhất định để tồn tại và phát triển.

SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ RA HOA CỦA CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Sự tăng trưởng và ra hoa của cây trồng bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố sau: dinh dưỡng, cấp nước, cường độ ánh sáng, ôxy và CO2. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

TỈA CÀNH TẠO TÁN, LỢI THÌ CÓ LỢI NHƯNG CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Lợi ích của việc tạo tán, tỉa cành trên cây ăn quả - Tạo tán tốt giúp các cành cây được phân bổ và định hướng tốt: tạo không gian đầy đủ cho lá cây tiếp xúc ánh sáng và không khí để tăng diện tích lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp.

✅CHẨN ĐOÁN NHU CẦU DINH DƯỠNG TRUNG VÀ VI LƯỢNG CỦA CÂY TRỒNG

Nếu ví cây trồng là một đứa trẻ, các nguyên tố đa lượng là protein, tinh bột và chất xơ thì các nguyên tố trung, vi lượng sẽ là vitamin. Bởi lẽ, dù nhu cầu về lượng của các dinh dưỡng này là rất nhỏ nhưng vẫn không thể thiếu đối với sự phát triển của cây trồng.

An toàn

Hiệu quả

Tăng Năng suất

messenger